Đầu tư hiệu quả - WinTrades

WinTrades Blog​

Ý TƯỞNG ĐẦU TƯ NGÀY 31/08: VCB,HCM - KHI CÁC CỔ PHIẾU TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TRỞ LẠI!

 VCB Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (HoSE: VCB) Trong Q2/2021, LNTT  hợp nhất của VCB đạt 4.938 tỷ đồng, giảm 14,3% YoY. Nguyên nhân sụt giảm chủ yếu do chi phí dự phòng rủi ro và chi phí hoạt động tăng mạnh. NFI thuần giảm 62,9% YoY trong Q2/2021 chủ yếu là do hoàn nhập phí ứng trước đã ghi nhận trong Q1/2021. Dự báo rằng, NFI thuần năm 2021 sẽ tiếp tục giảm xuống vì các biện pháp giãn cách xã hội ở các tỉnh thành phía Nam kể từ tháng 6 và ở Hà Nội kể từ cuối tháng 7 sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập phí  trong nửa cuối 2021 của VCB. Mặc dù có gói hỗ trợ lãi suất cho vay mới, kỳ vọng NIM của VCB có thể tăng 11 điểm cơ bản YoY vào năm 2021. VCB kỳ vọng hi sinh 6,1 nghìn tỷ đồng thu nhập lãi vào năm 2021 do việc triển khai các gói hỗ trợ cho khách hàng. Tuy nhiên, khoản này có thể sẽ được bù đắp từ thu nhập lãi từ các khoản chứng khoán nợ. VCB có thể tận dụng dụng hệ số LDR thấp hiện tại để giảm thiểu tác động của việc IEA giảm bên cạnh việc giảm COF nhờ tỷ lệ CASA cao và việc NHNN cắt giảm trần lãi suất huy động vào năm 2020 để mang lại tăng trưởng NIM YoY trong năm 2021. Diễn biến giao dịch Với những thông tin không quá tích cực từ nhóm Ngân hàng đặc biệt là nhóm cổ phiếu Ngân hàng quốc doanh khiến cho không những VCB mà nhiều cổ phiếu Ngân hàng khác đều có sự điều chỉnh. Tuy nhiên chúng tôi đang nhận thấy VCB đang cho thấy một vài tín hiệu tich cực trở lại. Sau khi phá vỡ vùng giá 108 giai đoạn giữa tháng 07 thì cổ phiếu trở lại đoạn tích lũy và đang có xu hướng hình thành mô hình cup trở lại Phiên ngày 31/08 cổ phiếu đã có sức hồi phục tương đối tốt khi đóng cửa ở mức giá cao nhất trong phiên và thanh khoản tiếp tục có xu hướng cải thiện so với tuần giao dịch trước đó. Đây là một động thái giá khá tốt khi cổ phiếu đang trở lại đường SMA200. Hiệu suất của VCB không có quá tôt khi nằm trong top dưới của thị trường xếp hạng 25/99. Tuy nhiên hiệu suất của VCB đang có sự tạo đáy và hồi phục trở lại – điều mà ít các cổ phiếu khác làm được. Chúng tôi kỳ vọng VCB sẽ có thể có 1 nhịp tăng ngắn hạn và tạo hiệu ứng cho các cổ phiếu Ngân hàng còn lại. HCM  Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) Theo BCTC Q2/2021, trong kỳ HCM đạt doanh thu hơn 1.081,6 tỷ đồng, tăng 53,24% YoY, LNTT đạt trên 352 tỷ đồng, tăng 87% YoY. Lợi nhuận tăng đột biến nhờ các hoạt động kinh doanh của HCM đã đón bắt thành công các cơ hội do thị trường chứng khoán tăng nóng, thanh khoản cao trong thời gian qua mang lại. Một loạt mảng kinh doanh trụ cột ghi nhận doanh thu, lãi tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể như, trong Q2/2021, FVTPL đạt 445,8 tỷ đồng, lãi từ các khoản cho vay và phải thu đạt hơn 271 tỷ đồng. Đặc biệt, trong Q2/2021, doanh thu môi giới cũng tăng trưởng mạnh khi ghi nhận đạt 360,7 tỷ đồng, trong khi cùng năm trước đạt 150,5 tỷ đồng. Cùng với việc, giá trị giao dịch hàng ngày trên TTCK được dự báo sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trên 20 nghìn tỷ đồng, thậm chí có thể tăng lên 25 nghìn tỷ đồng nhờ diễn biến của dòng tiền và sự hỗ trợ của hệ thống giao dịch mới. Như vậy, kỳ vọng rằng, mảng môi giới của HCM trong 2 quý cuối năm sẽ tiếp tục tăng trưởng và đem về khoản LN đáng kể cho công ty. Diễn biến giao dịch Vị thế của HCM đang giao dịch trong một xu hướng tăng giá trong trung và dài hạn khá chắc chắn khi nằm trên các đường trung bình quan trọng. Hiện tại HCM đang trong quá trình hình thành mô hình cup có tay cầm với điểm hoàn thành mô hình 58.2. Với sự tích lũy và retest lại các vùng hỗ trợ tương đối tích cực trong các phiên gần đây rõ rang HCM đang trong quá trình hoàn thành mục tiêu của mình. Phiên ngày 31/08 cổ phiếu đã lây lại mốc hỗ trợ SMA10 với một phiên tăng giá mạnh nhưng thanh khoản vẫn khá thấp. Điều này sẽ cần thêm thời gian để cho cổ phiếu có sự tích lũy và chứng minh sức mạnh. Trong các phiên tới nếu có sự điều chỉnh có thể sẽ mở ra các vị thế mua bổ sung. Hiệu suất của HCM vẫn duy trì thuộc top 10% cổ phiếu dẫn đầu xếp hạng 88/99 điểm. Thêm nữa xu hướng sức mạnh vẫn là giai đoạn tích lũy đi ngang trên vùng cao nên có lẽ xu hướng tăng giá của cổ phiếu cũng chưa thể bị phá vỡ trong ngắn hạn. Trong phiên giao dịch ngày hôm qua chúng tôi đã giải ngân cổ phiếu này tại vùng giá 53.5-54, chúng tôi kỳ vọng cổ phiếu sẽ có sự điều chỉnh trở lại trong phiên nay và NĐT có thể mua ở vùng giá không quá 3% so với điểm mua của chúng tôi. Mở tài khoản WinTrades: iOS https://wingroup.page.link/6eZ4 Android https://wingroup.page.link/n3UL Click mở tài khoản ngay tại đây để các chuyên gia chứng khoán hàng đầu của WinTrades đồng hành cùng bạn: https://account.vdsc.com.vn/broker/4D11A8E7F25392EBA0D51649A21967AD Like page WinTrades ngay tại đây: https://www.facebook.com/wintrade.vn   Theo dõi Zalo WinTrades  ngay tại đây: https://zalo.me/g/mblhrm968 Like và Subscribe kênh youtube WinTrades tại đây:  https://www.youtube.com/channel/UCOI93Pl-DRS3ecppydTXyUQ -------------------------------------------------- WINTRADES - ỨNG DỤNG TƯ VẤN ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TỰ ĐỘNG : Số 2 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội : Hotline 0965.145.428 : https://wintrades.net/

Cổ phiếu Ngân hàng - Lựa chọn cổ phiếu nào nếu nhóm này nổi sóng!

Việc nhóm tài chính- ngân hàng bất ngờ nổi sóng trong chiều ngày 30/08 có thể là 1 tín hiệu tốt cho NĐT đang chờ đợi nhóm này. Rất có thể đây cũng là một cơ hội cho một nhịp ngắn hạn dành cho các cổ phiếu này! Sau đây là một số cổ phiếu mà WinTrades lựa chọn trên những yếu tố: Trích lập Rõ ràng việc trích lập trong 2 quý đầu năm 2021 cho thấy các ngân hàng đang khá nghiêm túc về vấn đề liên quan tới nợ xấu. Việc trích lập khiến cho lợi nhuận của doanh nghiệp sụt giảm, tuy nhiên nó là món lợi nhuận có thể xuất hiện về sau cho các NHTM. Có thể thấy CTG là ví dụ điển hình khi việc trích lập quá nhiều đã ăn mòn lợi nhuận quý II của bank này khiến NĐT không hài lòng với con số công bố trong quý vừa qua. Tuy nhiên những doanh nghiệp có xu hướng trích lập nhiều sẽ giảm áp lực cho 2 quý cuối năm. Các NH có khẩu vị an toàn sẽ có sự kiểm soát trong chi phí dự phòng và trở thành động lực cuôi năm 2021   Chúng tôi lựa chọn VCB,ACB,TCB sẽ có dư địa tốt với tỷ lệ hình thành nợ xấu thấp. Thu nhập ngoài: Rõ ràng việc hạn mức tín dụng bị hạn chế và sự thận trọng trong cuối năm khi dịch covid 19 bùng nổ trở lại sẽ là mối lo.Chính vì vậy các khoản thu nhập ngoài sẽ là khoản thu nhập giúp các ngân hàng giải quyết bài toán tăng trưởng. Ngành ngân hàng có tăng trưởng thu nhập từ hoạt động dịch vụ tốt. Động lực chính là thanh toán bao gồm mảng thẻ và LC/LG UPAS, và bancassurance. Sự thay đổi hành vi khách hàng với xu hướng chuộng giao dịch trực tuyến đi kèm với phí giao dịch cạnh tranh là yếu tố hỗ trợ. Bancassurance trở nên phổ biến do tác động của dịch và tỷ lệ thâm nhập cao hơn trên nền thấp, do đó, tiềm năng trở thành động lực tăng trưởng mới. Trong nửa cuối năm 2021, chúng tôi kỳ vọng thu nhập mảng bancassurance duy trì tốt nhờ quá trình số hóa tạo điều kiện thuận lợi cho việc tư vấn mua bảo hiểm mà không bị ảnh hưởng bởi giãn cách xã hội. Tuy nhiên, thế mạnh và tăng trưởng mảng này phân hóa giữa các ngân hàng và đối tác Tăng trưởng thu nhập ngoài lãi sẽ duy trì bền vững nhờ các xu hướng ổn định của mảng bancassurance và thanh toán , dư địa tăng trưởng nhờ kinh doanh trái phiếu và tiềm năng thu hồi nợ xấu, do đó, trở thành động lực chính. Chúng tôi lựa chọn: ACB,MBB,TCB,VIB Biên NIM 6T2021: NIM tăng trên nền thấp nhờ chênh lệch lãi suất cho vay – huy động mở rộng NIM (quy năm) tăng từ giữa năm 2020 khi hiệu ứng tái định giá kết thúc. Lãi suất tiền gửi tiếp tục giảm với tỉ lệ CASA tăng còn lãi suất cho vay đi ngang. NIM vẫn có thể cao hơn tại một số ngân hàng về phía cuối năm, phụ thuộc vào CASA. Tiền gửi cá nhân đã dẫn dắt CASA khi CASA doanh nghiệp suy giảm theo xu hướng tối ưu hóa dòng tiền. Trong nửa cuối năm 2021, nhờ tập trung ngân hàng bán lẻ, tỉ lệ thâm nhập bán lẻ được hỗ trợ bởi xu hướng thanh toán không tiền mặt và chuyển đổi số sẽ khiến cuộc đua CASA cạnh tranh hơn về phí, và cải thiện CASA với tốc độ khác nhau giữa các ngân hàng.   Chúng tôi chọn những cổ phiếu NIM đang có xu hướng đi lên: CTG, MBB, TCB, ACB Tổng quan lai chúng tôi lựa chọn các cổ phiếu TCB,VCB,ACB,CTG dựa trên yếu tố định giá và kỳ vọng các yếu tố có thể xoa dịu đi những vấn đề NĐT lo lắng về tín dụng, nợ xấu và tăng trưởng.   Mở tài khoản WinTrades: iOS https://wingroup.page.link/6eZ4 Android https://wingroup.page.link/n3UL Click mở tài khoản ngay tại đây để các chuyên gia chứng khoán hàng đầu của WinTrades đồng hành cùng bạn: https://account.vdsc.com.vn/broker/4D11A8E7F25392EBA0D51649A21967AD Like page WinTrades ngay tại đây: https://www.facebook.com/wintrade.vn   Theo dõi Zalo WinTrades  ngay tại đây: https://zalo.me/g/mblhrm968 Like và Subscribe kênh youtube WinTrades tại đây:  https://www.youtube.com/channel/UCOI93Pl-DRS3ecppydTXyUQ -------------------------------------------------- WINTRADES - ỨNG DỤNG TƯ VẤN ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TỰ ĐỘNG : Số 2 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội : Hotline 0965.145.428 : https://wintrades.net/

Ý TƯỞNG ĐẦU TƯ NGÀY 30/08: MSN,SZC

MSN CTCP Tập đoàn Massan (HoSE: MSN) Trong 6T 2021, doanh thu MSN tăng trưởng 16% YoY (YoY) trong khi LN ròng cho cổ đông đạt 979 tỷ VNĐ – tăng trưởng mạnh so với mức 117 tỷ VNĐ trong 6T 2020. Tăng trưởng doanh thu được dẫn dắt bởi Masan Consumer Holdings (MCH), Masan Meat Life (MML) cũng như việc hợp nhất H.C. Starck (HCS) của Masan Hi-Tech Materials (MHT). Trong khi đó, doanh thu của VCM giảm YoY sau khi VCM tích cực đóng cửa các cửa hàng hoạt động kém hiệu quả trong Q3-Q4 2020. Mặc dù doanh thu giảm, VCM vẫn đóng góp vào mức tăng trưởng LN ròng của MSN khi biên LN của VCM cải thiện đáng kể nhờ việc đóng cửa hàng kể trên cũng như nỗ lực thương thảo điều khoản thương mại với nhà cung cấp và kiểm soát chi phí. Đồng thời, động thái tích trữ nhu yếu phẩm của người tiêu dùng cũng như việc nhiều chợ truyền thống phải tạm thời ngưng hoạt động do COVID-19 cũng làm tăng lưu lượng khách hàng đến với các mô hình bán lẻ hiện đại như của VCM – đặc biệt là mô hình minimart VinMart+. Diễn biến giao dịch Vị thế của MSN đang giao dịch trong một xu hướng tăng giá trong trung và dài hạn khá chắc chắn khi nằm trên các đường trung bình quan trọng. Hiện tại MSN đang trong quá trình hình thành một base phụ trong quá trình đi lên của mình. Phiên ngày 27/08 cổ phiếu đã có sức hồi phục tương đối tốt khi đóng cửa ở mức giá cao nhất trong phiên và trở lại giá nằm trên đường sma ngắn hạn.Đặc biệt hơn thanh khoản đã trở lại khá mạnh tạo ra niềm tin cho nhà đầu tư ở các vị thế ngắn hạn Hiệu suất của MSN khá tốt khi đang nằm trong top 20% cổ phiếu dần đầu xếp hạng 78/99 điểm. Thêm nữa nếu nhìn vào hiệu suất của MSN rõ ràng cổ phiếu này đang gấy ấn tượng mạnh khi xu hướng RS đi lên khá mạnh mẽ trong khi nhiều cổ phiếu VN30 đang có sự sụt giảm đáng kể. SZC CTCP Sonadezi Châu Đức (HoSE: SZC) KQKD 6T2021. Doanh thu trong Q2/2021 đạt 224 tỷ đồng (+46,7% YoY) và LNST đạt 109,4 tỷ đồng (+53% YoY). Phần lớn doanh thu từ cho thuê đất KCN Châu Đức, đạt 221 tỷ đồng (+65,8% YoY) với 25 ha đất đã cho thuê. Tỷ suất lợi nhuận gộp đạt 68% (+8,1% YoY) do giá thuê tăng 8% YoY. Diện tích cho thuê lũy kế đạt 495,13 ha, tương ứng với tỷ lệ lấp đầy là 44,8%. SZC sở hữu diện tích đất KCN lớn nhất tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, vị trí KCN Châu Đức cánh cụm cảng Cái Mép Thị vải chỉ 19km – sẽ trở thành vị trí đắc địa. Giá thuê đất KCN ở Vũng Tàu hiện chỉ 60-65 USD/m2/chu kỳ, hiện đang thấp hơn nhiều so với 147 USD/m2 tại TP.HCM, 107 USD/m2 tại Bình Dương, 98 USD/m2 tại Đồng Nai và 123 USD/m2 tại Long An. So với các tỉnh lân cận, giá thuê đất KCN của tỉnh BR-VT vẫn còn thấp. Ngoài ra, SZC sẽ có nhiều dư địa tăng giá đất khi vốn FDI tiếp tục chảy vào Việt Nam sau khi dịch Covid được kiểm soát. Hữu Phước giai đoạn 1 sắp được mở bán từ cuối năm hoặc năm sau sẽ ghi nhận khoản lợi nhuận tốt cho SZC. Hữu Phước giai đoạn 2 kỳ vọng sẽ mở bán gối đầu trong 1-2 năm tiếp theo. Diễn biến giao dịch Vị thế của SZC đang giao dịch trong một xu hướng tăng giá trong trung và dài hạn khá chắc chắn khi nằm trên các đường trung bình quan trọng. Hiện tại SZC đang trong quá trình hình thành một base phụ sau khi cổ phiếu này bứt phá khỏi vùng đỉnh giá 44. Phiên ngày 27/08 cổ phiếu đã lây lại mốc hỗ trợ sma20 với thanh khoản cải thiện so với các phiên tích lũy và điều chỉnh trước đó. Đây là tín hiệu tốt để SZC có một nhịp tăng ngắn hạn trong thời điểm sắp tới. Hiệu suất của SZC không quá tốt khi cổ phiếu này thuộc top KHÁ trên thị trường. Tuy nhiên hiệu suất nay đang liên tục được cải thiện rõ rệt hơn và có xu hướng vượt đỉnh. Mở tài khoản WinTrades: iOS https://wingroup.page.link/6eZ4 Android https://wingroup.page.link/n3UL Click mở tài khoản ngay tại đây để các chuyên gia chứng khoán hàng đầu của WinTrades đồng hành cùng bạn: https://account.vdsc.com.vn/broker/4D11A8E7F25392EBA0D51649A21967AD Like page WinTrades ngay tại đây: https://www.facebook.com/wintrade.vn   Theo dõi Zalo WinTrades  ngay tại đây: https://zalo.me/g/mblhrm968 Like và Subscribe kênh youtube WinTrades tại đây:  https://www.youtube.com/channel/UCOI93Pl-DRS3ecppydTXyUQ -------------------------------------------------- WINTRADES - ỨNG DỤNG TƯ VẤN ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TỰ ĐỘNG : Số 2 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội : Hotline 0965.145.428 : https://wintrades.net/

VNINDEX CÓ SỰ HỒI PHỤC, CƠ HỘI MỞ RA VỊ THẾ CÁC CỔ PHIẾU MIDCAP

Thống kê giao dịch.  Chỉ số:  Trong phiên cuối tuần, VN-Index tăng 0.93% lên mức 1,313.20 điểm và xét cho cả tuần VN-Index giảm tổng cộng 1.22% Khối lượng khớp lệnh trung bình trên sàn HOSE đạt hơn 586 triệu cổ phiếu/phiên, giảm mạnh 25.92%. Giao dịch: Khối ngoại chấm dứt chuỗi 6 tuần bán ròng liên tiếp trên HoSE Điểm tiêu cực của tuần giao dịch vừa qua vẫn là việc khối ngoại duy trì trạng thái bán ròng. Cụ thể, dòng vốn ngoại mua vào 173 triệu cổ phiếu, trị giá 7.018 tỷ đồng, trong khi bán ra 183 triệu cổ phiếu, trị giá 8.050 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng ở mức 10 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là 1.032 tỷ đồng. SSI đứng đầu danh sách mua ròng của khối ngoại với giá trị 411 tỷ đồng. Tiếp sau đó, MBB cũng được mua ròng mạnh với 289 tỷ đồng. Chiều ngược lại, HPG bị bán ròng mạnh nhất với 332 tỷ đồng. MSN và VJC bị bán ròng lần lượt 242 tỷ đồng và 239 tỷ đồng. Chứng chỉ quỹ FUEVFVND cũng bị bán ròng 226 tỷ đồng. Các mã như GMD, VIC hay VHM đều bị bán ròng trên 100 tỷ đồng. Diễn biến nhóm vốn hóa lớn.   VN30 đã tạo sự đồng thuận với thị trường chung khi cũng có một phiên tăng giá theo chỉ số chung với thanh khoản cải thiện và trở lại ngưỡng bình quân. Xét về từng yếu tố cấu thành, sự phân hóa vẫn đang diễn ra. Dòng tiền tập trung ở một số cổ phiếu đặc thù và tạo nét khác biệt riêng. Cụ thể, REE chính thức vượt đỉnh trong bối cảnh sóng ngành điện vẫn diễn ra thật tưng bừng. MSN duy trì vị thế tăng giá khi được đánh giá triển vọng tích cực trong năm 2021-2023 với kỳ vọng đại dịch sẽ thay đổi thói quen tiêu dùng và các doanh nghiệp có kênh phân phối lớn được hưởng lợi. Hay cổ phiếu bị lãng quên như POW vẫn nổ sóng. Nhìn chung cơ hội ở nhóm cổ phiếu lớn không dành cho tất cả và đa phần đều là những sự hồi phục mang tính kỹ thuật. Thời điểm này chúng tôi vẫn chưa nhận thấy dấu hiệu dẫn dắt cụ thể nào ở nhóm cổ phiếu lớn. Bởi vậy dòng tiền mới vẫn đang say đắm trong cuộc chơi ở nhóm “midcap”. Diễn biến ngành ảnh hưởng VNINDEX.   Xét về nhóm ngành chúng tôi vẫn hướng tập trung cho các vị thế ngắn hạn ở các nhóm ngành đang tạo ra sự vượt trội. Trong đó nhóm chứng khoán tiếp tục duy trì các vị thế trên hỗ trợ MA10,20 với những phiên retest đạt cả tiêu chí về giá và thanh khoản. Thậm chí xét về mức điều chỉnh của nhóm này với mặt bằng chung, rõ ràng Chứng khoán vẫn đang tạo ra thặng dư và lợi nhuận tốt hơn cho các NĐT của mình. Với các nhóm vẫn duy trì sức mạnh và chưa cho thấy dấu hiệu suy yếu nào đó là “ Bất động sản”, “Xây dựng và vật liệu xây dựng” xoay quanh trục đầu tư công. Nhận định thị trường. Vnindex có một phiên hồi phục tốt sau khi chỉ số restest lại vùng 1280 ngay trong phiên giao dịch buổi sáng. Sự bùng nổ của nhóm điện, bất động sản và sự hồi phục tốt của các cổ phiếu lớn vào ngày giao dịch cơ cấu MSCI giúp thị trường có độ lan tỏa tâm lý đủ tốt để "cầm cự".  Tuy vậy, việc tạo giá đáy thấp nhất cũng khiến thành quả nỗ lực 3 phiên trước đó bị xóa sạch, số phiên "nỗ lực"  bị đếm lại thành 01. Thị trường vẫn cần ít nhất 2 phiên nữa để có thể chuyển trạng thái sang "nỗ lực tăng giá". Về kỹ thuật, thị trường vẫn đang nằm trong xu hướng tăng giá kéo dài suốt từ tháng 04/2020 cho đến nay.  Biên dưới của đường trendline hỗ trợ (1280) và đáy ngắn hạn 1225 vẫn đang được giữ vững. Tuy vậy, rủi ro thị trường vẫn đang còn lớn khi đường giá vẫn đang giao dịch bên dưới các đường trung bình ngắn hạn SMA10, SMA20. Chiến lược giao dịch Giai đoạn này vẫn cần ưu tiên quản trị rủi ro hơn là cố gắng nắm bắt các vị thế mua mới. Trong trạng thái "áp lực" cơ hội đang khá phân hóa, phần lớn các vị thế bắt đều có xu hướng thăm dò và có thể bán bất chợt mỗi khi tâm lý thị trường hoặc dòng tiền suy yếu.  Tuy vậy, NĐT có thể cân đối 1 phần tỷ trọng nhỏ vào các nhóm đang hút tiền mạnh và tạo thành hỗ trợ phiên trước đó (Bất động sản, chứng khoán...) để tránh việc đứng ngoài và sốt ruột.   THEO QUÁCH MẠNH CƯỜNG- CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN CỦA ỨNG DỤNG  Mở tài khoản WinTrades: iOS https://wingroup.page.link/6eZ4 Android https://wingroup.page.link/n3UL Click mở tài khoản ngay tại đây để các chuyên gia chứng khoán hàng đầu của WinTrades đồng hành cùng bạn: https://account.vdsc.com.vn/broker/4D11A8E7F25392EBA0D51649A21967AD Like page WinTrades ngay tại đây: https://www.facebook.com/wintrade.vn   Theo dõi Zalo WinTrades  ngay tại đây: https://zalo.me/g/mblhrm968 Like và Subscribe kênh youtube WinTrades tại đây:  https://www.youtube.com/channel/UCOI93Pl-DRS3ecppydTXyUQ -------------------------------------------------- WINTRADES - ỨNG DỤNG TƯ VẤN ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TỰ ĐỘNG : Số 2 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội : Hotline 0965.145.428 : https://wintrades.net/

Cập nhật ngành F&B và cổ phiếu quan tâm

1.Với việc áp dụng Chỉ thị 16 tại Thành lớn Đáng chú ý, giá trị tiêu dùng FMCG hiện tại chỉ mất một tuần để gần đạt đến mức đỉnh của làn sóng thứ nhất, xuất phát từ sự hạn chế khả năng tiếp cận mua hàng thông qua kênh mua hàng truyền thống. Trong 5T/21, chi FMCG ở cả khu vực thành thị và nông thôn vẫn tăng trưởng tích cực về giá trị và sản lượng. Mức tăng trưởng trong 5 tháng cho thấy người tiêu dùng không thay đổi mức độ chi tiêu cho ngành hàng FMCG đáng kể so với mức tăng đột biến của năm ngoái. VDSC cho rằng giá trị chi tiêu FMCG ở mặt bằng cao hơn xuất phát từ sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng để phù hợp hơn với trạng thái bình thường mới. 2. Theo Fitch Solutions, chi tiêu cho các sản phẩm thiết yếu của Việt Nam sẽ đạt 2.038 nghìn tỷ (88 tỷ USD, + 8% n/n) trong năm 2021 khi các hộ gia đình gia tăng tích trữ trong nửa cuối năm. Sự kéo dài tình trạng giãn cách sẽ ảnh hưởng sâu sắc hơn đến sự thay đổi hành vi tiêu dùng hậu Covid-19. Trong năm 2022-2023, chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu của Việt Nam ước tính tăng trưởng lần lượt 8% n/n và 10% n/n, tốc độ tăng trưởng này được thúc đẩy bởi sự điều chỉnh chi tiêu xã hội về mức bình thường mới, tập trung vào các danh mục nhu yếu phẩm (thực phẩm và đồ uống không cồn, nhà ở & tiện ích, y tế, giáo dục).   3.Theo khảo sát khách hàng năm 2020 của Deloitte, mức tiêu thụ thực phẩm chế biến-tươi sống và thực phẩm đóng gói qua kênh thương mại hiện đại lần lược chiếm 43% và 61% trên tổng nhu cầu khách hàng. Nhìn lại thị trường F&B Trung Quốc trong giai đoạn giãn cách xã hội năm 2020, chính phủ Trung Quốc đã áp đặt các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt tương tự như ở Việt Nam. Giá trị tiêu dùng hàng ngày thông qua kênh thương mại hiện đại của thực phẩm nấu sẵn, thực phẩm đóng gói, thịt tươi sống, rau củ và trái cây ghi nhận mức tăng trưởng vượt trội lần lượt là 98%, 88%, 57% và 56% so với giá trị tiêu dùng trước đại dịch Covid-19. Luận điểm đầu tư MSN: KQKD hợp nhất phục hồi mạnh mẽ nhờ trụ cột hệ sinh thái tiêu dùng. • Dựa trên triển vọng lạc quan từ mảng tiêu dùng, chúng tôi kỳ vọng Tập đoàn Masan (MSN) sẽ ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng ở mức cao, được dẫn dắt bởi Masan Consumer (MCH), Masan MEATLife (MML) và sự cải thiện khả năng sinh lời của VinCommerce (VCM). Chúng tôi ước tính LNST công ty mẹ năm 2020 của MSN đạt 3.112 tỷ đồng (135 triệu USD, +152% n/n), đến từ MCH (+16% n/n) và MML (+74% n/n), trong khi VCM và MSR sẽ ghi nhận mức lỗ ròng sau thuế thấp hơn. Chúng tôi ước tính chuỗi bán lẻ VCM sẽ ghi nhận biên EBITDA là +2,1% (+612 bps YoY) và biên EBIT là -1,9% (+931 bps n/n) trong năm FY2021. • Theo Kanta WorldPanel, chi tiêu người tiêu dùng cho FMCG và thực phẩm đóng gói tại bốn thành phố trọng điểm của Việt Nam đã tăng đáng kể so với mức đỉnh của năm ngoái. Chúng tôi kỳ vọng xu hướng tiêu dùng này sẽ hỗ trợ hệ sinh thái tiêu dùng của MSN trở nên nổi bật trong nửa cuối năm 2021, tập trung vào nhu cầu thực phẩm thiết yếu thông qua kênh thương mại hiện đại.   Định giá MSN 164.000đ/cp  THEO VDSC   Mở tài khoản WinTrades: iOS https://wingroup.page.link/6eZ4 Android https://wingroup.page.link/n3UL Click mở tài khoản ngay tại đây để các chuyên gia chứng khoán hàng đầu của WinTrades đồng hành cùng bạn: https://account.vdsc.com.vn/broker/4D11A8E7F25392EBA0D51649A21967AD Like page WinTrades ngay tại đây: https://www.facebook.com/wintrade.vn   Theo dõi Zalo WinTrades  ngay tại đây: https://zalo.me/g/mblhrm968 Like và Subscribe kênh youtube WinTrades tại đây:  https://www.youtube.com/channel/UCOI93Pl-DRS3ecppydTXyUQ -------------------------------------------------- WINTRADES - ỨNG DỤNG TƯ VẤN ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TỰ ĐỘNG : Số 2 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội : Hotline 0965.145.428 : https://wintrades.net/

Ý TƯỞNG ĐẦU TƯ NGÀY 19/08 - SSI,HPG

Công ty cổ phần Chứng khoán SSI (HOSE: SSI) Kết thúc Q2/2021, SSI ghi nhận doanh thu 1,766 tỷ đồng, tăng 33% YoY. Lũy kế 6T/2021, DT đtạ 3,272 tỷ đồng, tăng 44% so với 6T/2020. Đóng góp chính vào DT là 3 mảng FVTPL, nghiệp vụ môi giới và lãi từ các khoản cho vay (margin). Trong Q2/2021, SSI cũng là công ty đầu tiên trở thành CTCK có vốn hóa tỷ đô trên TTCK Việt Nam. Điều đó phần nào cho thấy vị thế của SSI trong ngành. Xét về mảng môi giới, mặc dù hiện tại SSI đã mất vị thế số 1 thị trường do sự vươn lên rất nhanh của VPS trong 1 vài năm trở lại đây, nhưng nhìn về bản chất, SSI vẫn có lợi thế hơn hẳn nhờ BLN vẫn duy trì ở vị trí đầu tiên. Cùng với đó, giá trị giao dịch hàng ngày trên TTCK được dự báo sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trên 20 nghìn tỷ đồng, thậm chí có thể tăng lên 25 nghìn tỷ đồng nhờ diễn biến của dòng tiền và sự hỗ trợ của hệ thống giao dịch mới. Như vậy, có thể thấy, mảng môi giới của SSI trong 2 quý cuối năm sẽ tiếp tục tăng trưởng và đem về khoản LN đáng kể cho công ty. Trong một diễn biến khác, vào ngày 15/7, SSI đã thanh toán hơn 649 tỷ đồng cổ tức bằng tiền cho các cổ đông hiện hữu. Năm 2021, SSI đặt mục tiêu doanh thu 5.263 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 1.870 tỷ đồng. Kế hoạch này tăng trưởng lần lượt 29% và 20% so với thực hiện năm 2020. Diễn biến giao dịch Vị thế của SSI đang giao dịch trong một xu hướng tăng giá trong trung và dài hạn khá chắc chắn khi nằm trên các đường trung bình ngày quan trọng. SSI và nhiều cổ phiếu chứng khoán đang có xu hướng vượt đỉnh và nhóm Chứng khoán đang có xu hướng đạt hiệu suất cao nhất thị trường. Phiên gần nhất SSI có sự sụt giảm đáng kể và bất ngờ 1 phiên điều chỉnh mạnh là ngày phân phối. Tuy nhiên việc áp lực bán chỉ xuất hiện ở phiên ATC.   Nhóm cổ phiếu Chứng khoán vẫn là nhóm cổ phiếu giữ được sức mạnh tốt trong giai đoạn vừa qua. SSI liên tục giữ vị thế tốt trên thị trường đạt 93/99 điểm về sức mạnh. Xu hướng sức mạnh vẫn đang có xu hướng đi tích lũy đi lên. Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HOSE: HPG) KQKD: HPG ghi nhận LNR quý 2/2021 +354% YoY lên 9,721 tỷ đồng nhờ sản lượng và giá bán thép tăng mạnh 42% YoY và 40% YoY. BLNG Q2/2021 đạt 32,7%, vượt trội so với mức 26,2% của Q1/2021 và 18,1% của Q2/2020. Mỏ quặng sắt mới giúp HPG giảm phụ thuộc nguồn nguyên liệu đầu vào Trong tháng 5/2021, HPG đã mua lại thành công mỏ quặng sắt Roper Valley (RVIM) - công suất 4 triệu tấn/năm. Cùng với cụm mỏ trước đó tại Hà Giang, tổng công suất sản xuất quặng sắt của HPG đã tăng lên mức 4,8 triệu tấn/năm, đáp ứng khoảng 30% nhu cầu công ty. Kỳ vọng mỏ quặng sắt mới sẽ vận hành ở mức 75% công suất thiết kế, đóng góp khoảng 5% vào LNTT của HPG năm 2022 (~ 1.530 tỷ đồng). Công ty cũng có kế hoạch mua thêm mỏ quặng sắt và than cốc trong thời gian tới. Diễn biến giao dịch Vị thế của HPG đang giao dịch trong một xu hướng tăng giá trong trung và dài hạn khá chắc chắn khi nằm trên các đường trung bình ngày quan trọng. Những giao dịch gần nhất chúng ta nhận thấy HPG đang có xu hướng tích lũy để cho cú vượt vùng kháng cự 50.9 Phiên gần nhất HPG vẫn là những tích lũy thông thường và sự tích lũy này khá tích cực khi mà cổ phiếu không tạo ra những ngày phân phối. Sức mạnh của HPG vẫn được bảo toàn với sức mạnh giá đạt 20% cổ phiếu dẫn đầu xếp hạng 80/99. Sức mạnh này đang có phần hồi phục trở lại khi tín hiệu RS đang tạo đáy trong ngắn hạn     Mở tài khoản WinTrades: iOS https://wingroup.page.link/6eZ4 Android https://wingroup.page.link/n3UL Click mở tài khoản ngay tại đây để các chuyên gia chứng khoán hàng đầu của WinTrades đồng hành cùng bạn: https://account.vdsc.com.vn/broker/4D11A8E7F25392EBA0D51649A21967AD Like page WinTrades ngay tại đây: https://www.facebook.com/wintrade.vn   Theo dõi Zalo WinTrades  ngay tại đây: https://zalo.me/g/mblhrm968 Like và Subscribe kênh youtube WinTrades tại đây:  https://www.youtube.com/channel/UCOI93Pl-DRS3ecppydTXyUQ -------------------------------------------------- WINTRADES - ỨNG DỤNG TƯ VẤN ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TỰ ĐỘNG : Số 2 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội : Hotline 0965.145.428 : https://wintrades.net/

CỔ PHIẾU NỔI BẬT NGÀY 18/08 - IDC,TCB

Tổng công ty IDICO - Công ty Cổ phần (HNX: IDC) Mô hình hoạt động và định hướng phát triển mới sau tái cấu trúc Trong DHCD 2021, IDC trình DHCD kế hoạch tái cấu trúc với định hướng sắp xếp các công ty, xác định lĩnh vực kinh doanh trọng điểm là KCN, khu đô thị và dịch vụ hỗ trợ KCN, năng lượng và xây lắp. Trong đó, đầu tư hạ tầng khu công nghiệp là mảng kinh doanh chủ đạo của IDC. Các khu công nghiệp lớn mà IDC đang triển khai có thể kể đến Phú Mỹ 2, Phú Mỹ 2 mở rộng, Hữu Thạnh, Cầu Nghìn, Quế Võ...với tổng diện tích thương phẩm 794ha. Khu công nghiệp nhiều tiềm năng với quỹ đất lớn, vị trí thuận lợi Với việc xác định bất động sản KCN là mảng kinh doanh chính đầu tiên, ban điều hành IDC cho thấy tiềm năng trong dài hạn của KCN là rất lớn. Tổng quỹ đất sạch thương phẩm có thể kinh doanh ước tính khoảng 794ha. Căn cứ trên quỹ đất thương phẩm hiện tại, chúng tôi ước tính giá trị doanh thu quỹ đất là khoảng 21.000 tỷ. Thời gian khai thác hết quỹ đất này trong 2021-2025, tương đương trung bình 160ha/năm. Năng lượng, thu phí BOT mang lại lợi nhuận gộp ổn định 500 tỷ mỗi năm Các hoạt động này đi vào hoạt động ổn định trong thời gian qua. Mặc dù, các mảng ít có tiềm năng gia tăng trong tương lai. Tuy nhiên, bù lại, nhu cầu bổ sung vốn cho các hoạt động này hầu như ở mức thấp nên dòng tiền thu ròng, đảm bảo cho chi phí lãi vay, quản lý chung. Năm 2020, lợi nhuận gộp ghi nhận từ các hoạt động này là 542 tỷ đồng. Diễn biến giá Vị thế của IDC đang giao dịch trong một xu hướng tăng giá trong trung và dài hạn khá chắc chắn khi nằm trên các đường trung bình ngày quan trọng. Hiện tại IDC đang giao dịch khá tích cực sau khi bứt phá vùng kháng cự 36 thanh khoản đột biến so với mức bình quân 20 phiên Phiên gần nhất IDC có sự sụt giảm nhất định về giá nhưng thanh khoản thấp hơn hẳn so với mức bình quân. Rõ ràng đây là những tín hiệu cho đợt tích lũy và yếu tố chốt lời diễn ra không quá mạnh IDC thuôc nhóm sức mạnh KHÁ trên thị trường với sức mạnh này đang có xu hướng hồi phục đi lên. Giữa biến động tương đối mạnh trong nhóm BĐS, rõ ràng việc IDC hay các cổ phiếu phân khúc khu Công nghiệp hiện lên vị thế tương đối vững chãi và tích cực so với các phân khúc khác. Chúng tôi sẽ có kế hoạch chốt lời ngắn hạn cổ phiếu này và tìm kiếm điểm vào lại tại vùng giá 36. Nhà đầu tư nên đưa cổ phiếu này vào danh mục theo dõi trong thời gian tới nếu có sự điều chỉnh đây là cơ hội tốt để có thể giải ngân cổ phiếu này. Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (HOSE: TCB) KQKD hợp nhất 6T/2021 với LN trước dự phòng và LNST sau lợi ích CĐTS đạt lần lượt là 13 nghìn tỷ đồng (+63,4% YoY) và 9,1 nghìn tỷ đồng (+72,7% YoY). Lợi nhuận tăng mạnh được hỗ trợ bởi (1) mức tăng 56,0% và 53,9% YoY trong thu nhập từ lãi (NII) và thu nhập từ phí (NFI) (bao gồm kinh doanh ngoại hối), (2) mức tăng 47,2% YoY trong lợi nhuận từ chứng khoán đầu tư và (3) thu nhập ròng khác tăng 46,9% YoY. NIM đạt mức cao kỷ lục trong 6 tháng đầu năm 2021. TCB báo cáo NIM 6 tháng đầu năm 2021 tăng 130 điểm cơ bản YoY đạt 5,81% nhờ (1) lợi suất tài sản sinh lãi (IEA yield) tăng 16 điểm cơ bản YoY, (2) chi phí huy động (COF) giảm 131 điểm cơ bản YoY và (3) tăng trưởng cho vay 6 tháng đầu năm 2021 cao ở mức 13,0% vượt xa tăng trưởng tiền gửi 4,3% (tăng trưởng so với cuối năm 2020). NOII tiếp tục đạt mức tăng trưởng ấn tượng trong 6T/2021: 53,9% YoY nhờ (1) NFI thuần tăng 40,9% YoY cùng với (2) lãi 166 tỷ đồng từ giao dịch ngoại hối so với khoản lỗ 59 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2020. Về riêng NFI thuần, phí thuần từ dịch vụ ngân hàng (bao gồm dịch vụ thương mại, quản lý tiền mặt và các khoản mục liên quan đến bán lẻ như thẻ tín dụng) tăng 70% YoY (đóng góp 38% vào NFI). Các chỉ số chất lượng tín dụng được cải thiện trong quý 2/2021. Tỷ lệ nợ xấu quý 2/2021 là 0,36% (-3 điểm cơ bản QoQ và -55 điểm cơ bản YoY). Các khoản nợ nhóm 2/tổng cho vay giảm 33 điểm cơ bản YoY đạt 0,68% trong quý 2/2021. Lãi dự thu trong quý 2/2021 trên IEA giảm xuống còn 1,23% (-9 điểm cơ bản QoQ và -30 điểm cơ bản YoY). Tỷ lệ LLR quý 2/2021 tăng lên 259% (+40 điểm % QoQ và +150 điểm % YoY). TCB ghi nhận 425 tỷ đồng nợ xử lý bằng dự phòng trong nửa đầu năm 2021, tương ứng với tỷ lệ xử lý nợ gộp trên tổng dư nợ là 0,14% so với 0,75% trong cùng kỳ năm 2020. Diễn biến giá Vị thế của TCB đang giao dịch trong một xu hướng tăng giá trong trung và dài hạn khá chắc chắn khi nằm trên các đường trung bình ngày quan trọng.  Phiên ngày 17/08 cổ phiếu có xu hướng sụt giảm về giá vả cả thanh khoản. Rõ ràng sau khi bưt phá vùng tích lũy nền trước đó TCB đang cho thấy cơ hội để tham gia với những NĐT chưa tham gia được. Hiệu suất của TCB đạt 82/99 cho thấy cổ phiếu thuộc nhóm 20% cổ phiếu dẫn đầu. Tín hiệu RS rating đang có xu hướng tích lũy và hồi phục trở lại.

Ý TƯỞNG ĐẦU TƯ NGÀY 17/08 - CHUYỂN HƯỚNG SANG CÁC CỔ PHIẾU NHÓM NGÂN HÀNG

Công ty Cổ phần FPT (HOSE: FPT) KQKD: 6T/2021, DT hợp nhất và LNTT của FPT lần lượt đạt 16,228 tỷ đồng và 2,936 tỷ đồng, tăng 19.2% và 20.9% YoY. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế được cải thiện so cùng kỳ, đạt 18.3% (năm 2019 đạt 17.8%) do tỉ trọng mảng dịch vụ chuyển đổi số và xuất khẩu phần mềm tiếp tục tăng lên nhờ các dự án lớn của C99 và Petronas có BLN cao hơn. Ngày 4/5/2021, FPT công bố thương vụ sáp nhập với Base.vn. Thương vụ này có thể thúc đẩy mảng CNTT trong nước của FPT, và sẽ tiến một bước dài trong chiến lược phần mềm như dịch vụ (SaaS) của FPT. Base.vn được thành lập năm 2016, sản phẩm mục tiêu là phần mềm quản lý doanh nghiệp (E-tuyển dụng, E-wework, quản lý quy trình làm việc, truyền thông nội bộ, quản lý yêu cầu, đặt phòng họp, v.v.). Đối với HRM và Collaboration, hiện nay FPT chưa có sản phẩm ở 2 mảng này. Chính vì vậy, việc sáp nhập sẽ mở rộng hệ sinh thái sản phẩm của FPT sang 2 lĩnh vực có nhu cầu lớn từ thị trường và tiềm năng phát triển bền vững. Các sản phẩm Digital Office sẽ giúp đỡ rất nhiều cho các dự án chuyển đổi số của FPT. Diễn biến giao dịch Vị thế của FPT đang giao dịch trong một xu hướng tăng giá trong trung và dài hạn khá chắc chắn khi nằm trên các đường trung bình ngày quan trọng. Hiện tại diễn biên của FPT dạng xu hướng bám biên nhiều hơn và sẽ phù hợp cho các vị thế mua khi cổ phiếu điều chỉnh. Phiên ngày 16/08 FPT có xu hướng là những phiên tích lũy thông thường với thanh khoản thấp. Điều này cho thấy FPT vẫn nằm trong một trạng thái tích lũy nhiều hơn là xu hướng đẩy giá. Việc bị bán mạnh 1-2 phiên trước đó khiến cho đồng tiền thận trọng hơn. Hiệu suất của FPT đạt 79/99 cho thấy cổ phiếu thuộc nhóm 20% cổ phiếu dẫn đầu. Mặc dù xu hướng RS có đi xuống  đáng kể. Chúng tôi kỳ vọng sẽ mua FPT ở vùng giá tốt hơn. Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (HOSE: TCB) KQKD hợp nhất 6T/2021 với LN trước dự phòng và LNST sau lợi ích CĐTS đạt lần lượt là 13 nghìn tỷ đồng (+63,4% YoY) và 9,1 nghìn tỷ đồng (+72,7% YoY). Lợi nhuận tăng mạnh được hỗ trợ bởi (1) mức tăng 56,0% và 53,9% YoY trong thu nhập từ lãi (NII) và thu nhập từ phí (NFI) (bao gồm kinh doanh ngoại hối), (2) mức tăng 47,2% YoY trong lợi nhuận từ chứng khoán đầu tư và (3) thu nhập ròng khác tăng 46,9% YoY. NIM đạt mức cao kỷ lục trong 6 tháng đầu năm 2021. TCB báo cáo NIM 6 tháng đầu năm 2021 tăng 130 điểm cơ bản YoY đạt 5,81% nhờ (1) lợi suất tài sản sinh lãi (IEA yield) tăng 16 điểm cơ bản YoY, (2) chi phí huy động (COF) giảm 131 điểm cơ bản YoY và (3) tăng trưởng cho vay 6 tháng đầu năm 2021 cao ở mức 13,0% vượt xa tăng trưởng tiền gửi 4,3% (tăng trưởng so với cuối năm 2020). NOII tiếp tục đạt mức tăng trưởng ấn tượng trong 6T/2021: 53,9% YoY nhờ (1) NFI thuần tăng 40,9% YoY cùng với (2) lãi 166 tỷ đồng từ giao dịch ngoại hối so với khoản lỗ 59 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2020. Về riêng NFI thuần, phí thuần từ dịch vụ ngân hàng (bao gồm dịch vụ thương mại, quản lý tiền mặt và các khoản mục liên quan đến bán lẻ như thẻ tín dụng) tăng 70% YoY (đóng góp 38% vào NFI). Các chỉ số chất lượng tín dụng được cải thiện trong quý 2/2021. Tỷ lệ nợ xấu quý 2/2021 là 0,36% (-3 điểm cơ bản QoQ và -55 điểm cơ bản YoY). Các khoản nợ nhóm 2/tổng cho vay giảm 33 điểm cơ bản YoY đạt 0,68% trong quý 2/2021. Lãi dự thu trong quý 2/2021 trên IEA giảm xuống còn 1,23% (-9 điểm cơ bản QoQ và -30 điểm cơ bản YoY). Tỷ lệ LLR quý 2/2021 tăng lên 259% (+40 điểm % QoQ và +150 điểm % YoY). TCB ghi nhận 425 tỷ đồng nợ xử lý bằng dự phòng trong nửa đầu năm 2021, tương ứng với tỷ lệ xử lý nợ gộp trên tổng dư nợ là 0,14% so với 0,75% trong cùng kỳ năm 2020.   Vị thế của TCB đang giao dịch trong một xu hướng tăng giá trong trung và dài hạn khá chắc chắn khi nằm trên các đường trung bình ngày quan trọng.  Phiên ngày 16/08 cổ phiếu có xu hướng bứt phá vùng kháng cự 53.5 với thanh khoản đột biến so với mức bình quân 20 phiên. Việc đẩy giá trong phiên giao dịch gần nhất mở ra cơ hội giải ngân TCB trong các phiên tiếp theo. Hiệu suất của TCB đạt 82/99 cho thấy cổ phiếu thuộc nhóm 20% cổ phiếu dẫn đầu. Mặc dù xu hướng RS có đi xuống nhưng đang có tín hiệu hồi phục trở lại và tín hiệu cho sự bứt phá trở lại sắp tới.

THANH KHOẢN TRỞ LẠI, HƯỚNG TƠI NHÓM CỔ PHIẾU TÀI CHÍNH- NGÂN HÀNG

Thống kê giao dịch.  Chỉ số:  VNINDEX tiếp tục phiên tăng điểm với mức tăng 1.03%, đạt mức 1,370.96 điểm. Khối lượng khớp lệnh tăng mạnh trên cả hai sàn HOSE và HNX cho thấy sự tự tin của nhà đầu tư đang quay trở lại Giao dịch: Khối ngoại chấm dứt chuỗi 6 tuần bán ròng liên tiếp trên HoSE Riêng trên sàn HoSE, khối ngoại có phiên bán ròng thứ 5 liên tiếp với giá trị tăng 16,4% so với phiên trước và ở mức 955,5 tỷ đồng, tương ứng khối lượng bán ròng là 19,8 triệu cổ phiếu. Tính chung cả 5 phiên vừa qua, dòng vốn này bán ròng lên đến 3.250 tỷ đồng. VHM đứng đầu danh sách mua ròng của khối ngoại sàn HoSE với giá trị 137 tỷ đồng. VIC và HPG bị bán ròng lần lượt 103 tỷ đồng và 81 tỷ đồng. Chiều ngược lại, HSG đứng đầu danh sách mua ròng sàn HoSE nhưng giá trị vỏn vẹn chỉ 16 tỷ đồng. Diễn biến nhóm vốn hóa lớn. Cùng với VNINDEX, chỉ số VN30 có sự trở lại ấn tượng cả về giá và thanh khoản. Sự tích cực được thể hiện rõ ràng nhất khi nhiều cổ phiếu Ngân hàng trở lại. Sự trở lại của nhóm cổ phiếu này mang nhiều ý nghĩa (1) Sự lo ngại về việc nhóm cổ phiếu như Bất động sản, Chứng khoán tăng mạnh và không có nhóm ngành kế thừa (2) Kỳ vọng vào việc thị trường sẽ đi xa hơn. Việc nhiều nhóm ngành gia tăng hiệu suất nhưng VNINDEX duy trì biên độ đi ngang cho thấy tầm quan trọng của bank và mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng nếu như nhóm này đứng im. (3) Tuy nhiên điều cuối cùng quan trọng hơn cả là việc kéo thanh khoản. Thanh khoản của Ngân hàng vẫn sẽ là thứ khủng khiếp để giúp VNINDEX quay trở lại mức thanh khoản 30.000 tỷ đồng ( hoặc thậm chí hơn).Những phiên giao dịch sôi động sẽ sớm quay trở lại. Trong phiên tăng gần 14 điểm, chiếm nửa sự đóng góp là cổ phiếu Ngân hàng. Diễn biến chung đó là một cây nến biên độ lớn, đóng cửa ở mức cao nhất và thanh khoản tăng mạnh so với ngưỡng bình quân 20 ngày. Tất cả dường như phát đi tín hiệu “ Chúng tôi sẵn sàng cho cú vượt 1400”. Vượt lên trên tất cả, MBB và TCB là những cổ phiếu tỏ rõ dấu hiệu dẫn sóng ngành. Trong nhóm cổ phiếu dẫn dắt, duy nhất VHM là trường hợp đặc biệt. Câu chuyện của VHM không đến từ việc chốt lời ngắn hạn, cổ phiếu giảm mạnh mà đến từ hành động bán cổ phiếu của VIC. Trên thế giới, những phi vụ công ty mẹ thoái vốn lượng lớn là đều ít nhiều tác động tới tâm lý giới đầu tư. Nhiều khả năng VHM vẫn sẽ gây áp lực nhất định về mặt tiêu cực cho thị trường trong ngắn hạn. Diễn biến ngành ảnh hưởng VNINDEX.   Không quá nhiều thay đổi cục diện của nhóm ngành trên thị trường. Có 2 điều thay đổi đó là hiệu suất của nhóm Chứng khoán chính thức chạm mức tầm cao mới. Với một hiệu suât đi lên mạnh mẽ thế này việc đoán đỉnh của nhóm chứng khoán sẽ thực sự khó khăn. Hành động tối ưu sẽ là việc tiếp tục nắm giữ để tối ưu hiệu suất. Ngoài ra nhóm cổ phiếu Ngân hàng có diễn biến tích cực hơn 1 chút. Việc hướng lên thay vì đi ngang và cắm xuống cũng cho thấy Ngân hàng sẽ là một ý tưởng đàu tư không tồi. Nhận định thị trường. VNINDEX có phiên tích lũy tăng giá thứ hai liên tiếp với thanh khoản cao nhất kể từ 2 tuần trước đó. Phiên tăng giá ngày 16/08 khá quan trọng khi chỉ số tiến tới ngưỡng 1374 được thiết lập trước đó. Nhóm Ngân hàng trở lại gợi ra nhiều ý tưởng để dòng tiền tham gia. Điều này cũng giải quyêt bài toán RS của VNINDEX đi xuống trong thời gian qua. Thực tế, thị trường giai đoạn vừa qua tập trung vào nhiều cổ phiếu midcap và tỷ suất cao hơn hẳn so với các cổ phiếu lớn. Chính vì vậy, sự biến chuyển của Ngân hàng phần nào đó sẽ gây áp lực lên các cổ phiếu vừa và nhỏ. Trạng thái Thị trường vẫn được bảo toàn “Khẳng định tăng giá” với rủi ro là 2 ngày phân phối. Chiến lược giao dịch Trong một trạng thái “ Khẳng định tăng giá” nhà đầu tư hoàn toàn có thể mở rộng các vị thế. Chúng tôi vẫn tin tưởng rằng việc các cổ phiếu Ngân hàng trở lại ít nhiều sẽ giúp VNINDEX trở lại mốc 1400, ý tưởng giao dịch cũng vì thế mà mở rộng nhiều hơn và hướng tới các cổ phiếu này. Mở tài khoản WinTrades: iOS https://wingroup.page.link/6eZ4 Android https://wingroup.page.link/n3UL Click mở tài khoản ngay tại đây để các chuyên gia chứng khoán hàng đầu của WinTrades đồng hành cùng bạn: https://account.vdsc.com.vn/broker/5FEF19D7C4524C2FC2C7F6EA244D2AC4 Like page WinTrades ngay tại đây: https://www.facebook.com/wintrade.vn   Theo dõi Zalo WinTrades  ngay tại đây: https://zalo.me/g/rcfngo984 Like và Subscribe kênh youtube WinTrades tại đây:  https://www.youtube.com/channel/UCOI93Pl-DRS3ecppydTXyUQ -------------------------------------------------- WINTRADES - ỨNG DỤNG TƯ VẤN ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TỰ ĐỘNG : Số 2 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội : Hotline 0965.145.428 : https://wintrades.net/

Ý TƯỞNG ĐẦU TƯ NGÀY 16/08 - MUA CÁC CỔ PHIẾU CÓ RS HƯỚNG LÊN

HPG Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HOSE: HPG) KQKD: HPG ghi nhận LNR quý 2/2021 +354% YoY lên 9,721 tỷ đồng nhờ sản lượng và giá bán thép tăng mạnh 42% YoY và 40% YoY. BLNG Q2/2021 đạt 32,7%, vượt trội so với mức 26,2% của Q1/2021 và 18,1% của Q2/2020. Mỏ quặng sắt mới giúp HPG giảm phụ thuộc nguồn nguyên liệu đầu vào Trong tháng 5/2021, HPG đã mua lại thành công mỏ quặng sắt Roper Valley (RVIM) - công suất 4 triệu tấn/năm. Cùng với cụm mỏ trước đó tại Hà Giang, tổng công suất sản xuất quặng sắt của HPG đã tăng lên mức 4,8 triệu tấn/năm, đáp ứng khoảng 30% nhu cầu công ty. Kỳ vọng mỏ quặng sắt mới sẽ vận hành ở mức 75% công suất thiết kế, đóng góp khoảng 5% vào LNTT của HPG năm 2022 (~ 1.530 tỷ đồng). Công ty cũng có kế hoạch mua thêm mỏ quặng sắt và than cốc trong thời gian tới. Diễn biến giao dịch Vị thế của HPG đang giao dịch trong một xu hướng tăng giá trong trung và dài hạn khá chắc chắn khi nằm trên các đường trung bình ngày quan trọng. Hiện tại HPG vẫn đang giao dịch tạo xu hướng hình thành các mô hình cơ bản ( với kịch bản hình thành mô hình cup hoặc cup with handle). Phiên ngày 13/08 cổ phiếu có phiên support tương đối tốt đạt điều kiện về giá và thanh khoản cao hơn so với phiên trước đó. Cổ phiếu cũng có sự retest khá thành công khi cổ phiếu điều chỉnh trở lại đường trung bình. Hiệu suất của HPG là vấn đề đáng chú ý. Mặc dù xếp hạng 81/99 nằm trong top 20% cổ phiếu dần đầu về sức mạnh. Tuy nhiên xu hướng RS lại đi xuống cho thấy sức mạnh trong ngắn hạn cổ phiếu đang gặp vấn đề. Chính vì vậy mặc dù tích lũy tốt, kỹ thuật đẹp nhưng về mặt ngắn hạn HPG khó có sự bùng nổ sớm so với mặt bằng chung. Nhà đầu tư nên cân nhắc vị thế này. VHM Công ty cổ phần Vinhomes (HOSE) KQKD Q2/2021: Tổng DTT hợp nhất ghi nhận đạt 28.725 tỷ đồng, tăng 75% YoY. Tổng LNTT đạt 13.251 tỷ đồng tăng 190% YoY. VHM dự kiến chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 30% (tương đương gần 987 triệu cổ phiếu mới) và cổ tức tiền mặt tỷ lệ 15% trên mệnh giá (tương đương 4.934 tỷ đồng) trong nửa cuối năm 2021. Đây sẽ là mức cổ tức cao nhất mà VHM sẽ trả kể từ khi niêm yết. BLĐ đặt kế hoạch mở bán các đại dự án mới từ năm 2021 trở đi. Ba đại dự án mới - Wonder Park (133 ha ở phía Tây Hà Nội), Dream City (Ocean Park 2 - 445 ha ở phía Nam Hà Nội) và Cổ Loa (74 ha ở phía Đông Bắc Hà Nội) - sẽ được mở bán để thúc đẩy triển vọng doanh số bán hàng cho VHM. Các dự án Long Beach Cần Giờ và Hạ Long Xanh có thể được mở bán trong vòng 2-3 năm tới. Theo BLĐ, các siêu đại dự án này (quy mô quỹ đất hơn 3.000 ha/dự án) đã được phê duyệt về nguyên tắc và hiện đang trong quá trình chuẩn bị.   Diễn biến giao dịch Vị thế của VHM đang giao dịch trong một xu hướng tăng giá trong trung và dài hạn khá chắc chắn khi nằm trên các đường trung bình ngày quan trọng. Hiện tại VHM đang giao dịch tại vùng giá cao nhất và có xu hướng hình thành mô hình cốc không tay cầm. Phiên ngày 13/08 cổ phiếu  có xu hướng bứt phá kèm theo thanh khoản bùng nổ so với mức bình quân 20 phiên và chính thức có giá đóng của cao hơn đỉnh ngắn hạn 120.4 Hiệu suất của VHM vẫn vô cùng tích cực khi chỉ RS vẫn có xu hướng tích lũy đi lên và có xu hướng vượt đỉnh. Với diễn biến này không loại trừ VHM sẽ là một cổ phiếu leader mạnh trên thị trường đợt tới. VCI Công ty cổ phần Chứng khoán Bản Việt (HOSE: VCI) KQKD: Sau 6T/2021, VCI đã hoàn thành gần 70% kế hoạch cả năm 2021. DTT Q2/2021 đạt 879 tỷ đồng (+116% YoY). LNTT đạt 504 tỷ đồng trong Q2, tăng 62%. Lợi nhuận phần lớn đến từ Mảng Đầu tư với doanh thu 526 tỷ đồng trong Q2, tăng 143% và LNTT 382 tỷ đồng, tăng 48%. Triển vọng mảng IB vẫn còn khá cao khi nhiều hợp đồng lớn chưa ghi nhận doanh thu. VCI đã thực hiện giai đoạn cuối của một số thương vụ lớn: bán 49% cổ phần FE Credit cho Sumitomo Mitsui Banking Corporation, IPO và niêm yết CTCP Dịch vụ BĐS Đất Xanh và Masan Group mua 20% cổ phần Phúc Long Heritage. Doanh thu ước tính từ 3 hợp đồng trên vào khoảng hơn 400 tỷ đồng. Trong 6T/2021, VCI đã phát hành 900.000 cổ phiếu ESOP (tương ứng 0,5% tổng số cổ phiếu lưu hành) và hoàn thành đợt phát hành cổ phiếu thưởng 1:1 (tương ứng 166,5 triệu cổ phiếu mới). Như vậy, VCI là một trong các CTCK đầu tiên hoàn thành tăng vốn trong 6T/2021, đem tới lợi thế cho Công ty trong cạnh tranh cũng như đảm bảo lợi thế của hoạt động Đầu tư. Diễn biến giao dịch Vị thế của VCI  đang giao dịch trong một xu hướng tăng giá trong trung và dài hạn khá chắc chắn khi nằm trên các đường trung bình ngày quan trọng. Hiện tại VCI đang giao dịch tại vùng giá cao nhất và có xu hướng hình thành mô hình cốc không tay cầm với vùng hoàn thành mô hình 57.9 Phiên gần nhất VCI có phiên tích lũy giá khá hoàn hoản khi có yếu tố đạt điền kiện cả về giá và khối lượng. Cổ phiếu cũng đóng cửa ở mức cao nhất phiên cho thấy lực đẩy về cuối ngày tương đối mạnh.  . Nhóm cổ phiếu Chứng khoán vẫn là nhóm cổ phiếu giữ được sức mạnh tốt trong giai đoạn vừa qua. VCI liên tục giữ vị thế tốt trên thị trường đạt 96/99 điểm về sức mạnh. Với xu hướng RS đi lên trong khi VNINDEX đi xuống, càng thể hiện rõ sức mạnh của nhóm cổ phiếu này. Để được nhận những tư vấn đầu tư của chúng tôi và trở thành KH của WinTrades, xin mời đăng ký tại đây Mở tài khoản WinTrades: iOS https://wingroup.page.link/6eZ4 Android https://wingroup.page.link/n3UL Click mở tài khoản ngay tại đây để các chuyên gia chứng khoán hàng đầu của WinTrades đồng hành cùng bạn: https://forms.gle/sR6cRsYYB93ndayA6 Like page WinTrades ngay tại đây: https://www.facebook.com/wintrade.vn   Theo dõi Zalo WinTrades  ngay tại đây: https://zalo.me/g/mblhrm968 Like và Subscribe kênh youtube WinTrades tại đây:  https://www.youtube.com/channel/UCOI93Pl-DRS3ecppydTXyUQ -------------------------------------------------- WINTRADES - ỨNG DỤNG TƯ VẤN ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TỰ ĐỘNG : Số 2 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội : Hotline 0965.145.428 : https://wintrades.net/

BỨC TRANH THỊ TRƯỜNG 15/08 - NHỊP TĂNG GIÁ TRỞ LẠI

Thống kê giao dịch.  Chỉ số: Trong khung thời gian tuần, VN-Index có tuần thứ 3 liên tiếp tăng điểm sau khi phục hồi từ đường Middle. Bên cạnh đó, khối lượng giao dịch tiếp tục cải thiện và nằm trên mức trung bình 20 tuần. Giao dịch: Khối ngoại chấm dứt chuỗi 6 tuần bán ròng liên tiếp trên HoSE Trên sàn HoSE, khối ngoại bán ròng trở lại 2.183 tỷ đồng, tương ứng khối lượng bán ròng là 56 triệu cổ phiếu. Nếu chỉ tính khớp lệnh thì dòng vốn ngoại sàn này bán ròng 3.144 tỷ đồng. Khối ngoại sàn HoSE mua ròng mạnh nhất mã VHM với giá trị 688 tỷ đồng. Dù vậy nếu chỉ tính khớp lệnh thì VHM bị bán ròng 209 tỷ đồng. Tiếp sau đó, PLX và STB được mua ròng lần lượt 344 tỷ đồng và 203 tỷ đồng. Chiều ngược lại, SSI bị bán ròng mạnh nhất với 970 tỷ đồng. VIC và NVL bị bán ròng lần lượt 368 tỷ đồng và 206 tỷ đồng. Các mã còn lại trong top 10 bán ròng của khối ngoại sàn HoSE đều có giá trị trên 100 tỷ đồng. Diễn biến nhóm vốn hóa lớn. Sau một nhịp chững, nhiều cổ phiếu trong nhóm vốn hóa lớn tiếp tục duy trì những vị thế tích cực.(1) Những cổ phiếu duy trì đà tăng mạnh mẽ: Chúng ta có VHM chính thức trở lại vùng giá cao nhất để chuẩn bị cho một vị thế vượt đỉnh kèm thanh khoản gấp đôi so với mức bình quân. Đây là một tín hiệu vô cùng khả quan và gần như chắc chắn rằng VHM sẽ một trong những leader mạnh mẽ ở tuần tới. Bên cạnh VHM là những phiên hồi phục tích cực đến từ KDH, HPG, MWG, FPT khi giá đóng cửa cao nhất và thanh khoản về lại mức bình quân 20 phiên. Điểm chung của nhóm này đều bật ngược trở lại tại vùng MA20, xác nhận hành động chấp nhận giá trên các vùng hỗ trợ quan trọng ( trạng thái Tăng giá trong ngắn hạn được bảo toàn). Trái ngược với tín hiệu tích cực này, nhóm cổ phiếu Ngân hàng vẫn chưa có những động thái nào thực sự rõ ràng. Để đi xa, VNINEX cần có sự ủng hộ của nhóm Ngân hàng trong thời gian tới. Trong tuần qua VPB là cổ phiếu có diễn biến tốt hơn so với mặt bằng chung của ngành, mặc dù vậy vùng kháng cự 65 sẽ làm cản trở đà tăng trong ngắn hạn. Có lẽ với NĐT đang nắm giữ các cổ phiếu này sẽ rơi vào trạng thái “bị động” vì thực tế yếu tố đẩy giá là hoàn toàn chưa xuất hiện. Diễn biến ngành ảnh hưởng INDEX. Trong các nhóm ngành tuần qua, nhóm Chứng khoán tiếp tục có phong độ đi lên mạnh mẽ. Hiện tại hiệu suất của nhóm này đang trở lại vùng đỉnh cao nhất. Xét diễn biến giá của các cổ phiếu lớn như SSI,HCM,VCI,VND chúng tôi chưa thấy có những dấu hiệu suy yếu nào. Diễn biến giá tiếp tục đi lên kèm theo thanh khoản ở mức lớn cho thấy động thái chủ động cho việc vượt đỉnh. Ngoài Chứng khoán, nhóm cổ phiếu “Bán lẻ”, “Xây dựng và Vật liệu” cũng có chiều hướng đi lên khỏe. Trong tuần vừa rồi, chứng kiến nhiều cổ phiếu thuộc trục Đầu tư công đẩy giá mạnh mẽ. Các cổ phiếu HBC,FCN,HT1,BCC,.. mặc dù có những diễn biến rung lắc tương đối lớn nhưng nhìn chung đóng cửa tuần ở mức tăng mạnh. Có thể diễn biến tăng giá vẫn sẽ diễn ra nhưng NĐT nên thận trọng cho việc giải ngân bởi thực tế thời điểm này chúng tôi nhận thấy đây là dòng tiền mang tính chất đầu cơ nhiều hơn. Nhóm cổ phiếu Dầu khí, mặc dù xuất hiện 1-2 phiên tăng giá đem lại sự tư tin cho NĐT tuy nhiên ngoài vị thế PVT, hiệu suất của nhóm này vẫn ở mức thấp nhất và tiếp tục có xu hướng đi xuống. Có lẽ sẽ mất thêm thời gian để kiểm chứng sức mạnh của nhóm này. Nhận định thị trường. VNINDEX sau đợt “dừng chân” ngắn ngủi đã quay trở lại quỹ đạo tăng giá vốn có của mình. Phiên thứ 6 với một phiên giá đóng cửa ở mức cao nhất kèm theo thanh khoản lớn hơn phiền liền trước tỏ rõ sức mạnh của mình. Chúng tôi gọi những phiên thế này là các phiên support. Phiên support cho thấy lực cầu mạnh mẽ sẵn sàng giúp chỉ số/cổ phiếu quay ngược trở lại trước sức ép của đà bán. VNINDEX vần nằm trong một trang thái “ Khẳng định tăng giá” với rủi ro là 2 ngày phân phối 06,11/08 và retest thành công lần đầu tiên khi về lại mức MA10. Trạng thái tăng giá nhiều khả năng là diễn biến chủ đạo cho tuần tới. Tuy nhiên NĐT nên chú ý các phiên tới ( nếu có): (1)     Số lượng ngày phân phối gia tăng lên con số 3,4 sẽ là dấu hiệu cho thấy áp lực chốt lời vẫn hiện hữu. Nếu có thêm 1-2 ngày phân phối sắp tới thì NĐT nên có xu hướng thận trọng hơn. (2)     Vùng kháng cự 1375-1380: Việc bạn hồi phục tốt tại đường MA10 không là sự chắc chắn cho cú vượt kháng cự sau đó. NĐT vẫn nên thận trọng khi chỉ số tiến tới các vùng kháng cự. Chiến lược giao dịch Thị trường hồi phục tốt tại đường MA10 mở ra cơ hội mua bullback với nhiều cổ phiếu có dấu hiệu hồi phục tốt hơn mặt bằng chung. Chúng tôi đưa ra kịch bản tuần tới thị trường sẽ giao dịch trong vùng biên độ 1340-1375, vì vậy các chiến lược giao dịch ngắn hạn theo dòng tiền sẽ được ưu tiên, sẽ tốt hơn cả nếu các giao dịch MUA là các cổ phiếu có sẵn trong danh mục. Theo Quách Cường - Chuyên gia tư vấn của WinTrades

Ý TƯỞNG ĐẦU TƯ NGÀY 05/08 - " MUA CÁC CỔ PHIẾU ĐANG TÍCH LŨY NỀN"

VHM Công ty cổ phần Vinhomes (HOSE) KQKD Q2/2021: Tổng DTT hợp nhất ghi nhận đạt 28.725 tỷ đồng, tăng 75% YoY. Tổng LNTT đạt 13.251 tỷ đồng tăng 190% YoY. VHM dự kiến chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 30% (tương đương gần 987 triệu cổ phiếu mới) và cổ tức tiền mặt tỷ lệ 15% trên mệnh giá (tương đương 4.934 tỷ đồng) trong nửa cuối năm 2021. Đây sẽ là mức cổ tức cao nhất mà VHM sẽ trả kể từ khi niêm yết. BLĐ đặt kế hoạch mở bán các đại dự án mới từ năm 2021 trở đi. Ba đại dự án mới - Wonder Park (133 ha ở phía Tây Hà Nội), Dream City (Ocean Park 2 - 445 ha ở phía Nam Hà Nội) và Cổ Loa (74 ha ở phía Đông Bắc Hà Nội) - sẽ được mở bán để thúc đẩy triển vọng doanh số bán hàng cho VHM. Các dự án Long Beach Cần Giờ và Hạ Long Xanh có thể được mở bán trong vòng 2-3 năm tới. Theo BLĐ, các siêu đại dự án này (quy mô quỹ đất hơn 3.000 ha/dự án) đã được phê duyệt về nguyên tắc và hiện đang trong quá trình chuẩn bị. Diễn biến giao dịch   Vị thế của VHM đang giao dịch trong một xu hướng tăng giá trong trung và dài hạn khá chắc chắn khi nằm trên các đường trung bình ngày quan trọng. Hiện tại cổ phiếu đang duy trì giao dịch trên các đường trung bình SMA20 với thanh khoản duy trì trên mức bình quân. Phiên ngày 03/08 cổ phiếu  có xu hướng bứt phá và lấy lại đường SMA20 với thanh khoản đột biến so với mức bình quân. Đã có 2 phiên duy trì trên các đường trung bình này và mặc dù phiên gần nhất cổ phiếu có áp lực chỉnh nhưng không tạo thành phân phối. Hiệu suất của VHM đâng cho thấy tích cực khi chỉ RS vẫn có xu hướng tích lũy đi lên. Mức RS hiện tại của PET ở mức 59/99 điểm, cho thấy VHM cổ phiếu thuộc top 40% cổ phiếu dẫn dầu về sức mạnh về giá. Mặc dù không tạo ra dấn ấn quá lớn nhưng trong bối cảnh nhiều cổ phiếu lớn đang đi ngang về sức mạnh giá thì VHM nổi lên như một điểm sáng. VHC Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (HOSE) KQKD Q2/21: BLNG giảm nhẹ làm giảm tốc độ tăng trưởng LN ròng, DT trong Q2/21 tăng 41,3% YoY đạt 2.343 tỷ đồng, tốt hơn mức 9,2% YoY trong Q1/21 nhờ sản lượng xuất khẩu cá tra tăng mạnh (ước tính +45,4% YoY), trong khi giá bán bình quân giảm 5,2% YoY doanh thu sản phẩm phụ tăng 75,4% YoY chủ yếu nhờ giá thức ăn chăn nuôi tăng. Giá trị xuất khẩu của VHC sang Mỹ và Trung Quốc tăng mạnh 124% YoY và 37,7% YoY, lần lượt đạt 901 tỷ đồng và 387 tỷ đồng. Đáng chú ý, sau kỳ rà soát lần thứ 16 (POR16) vào ngày 28/6/2021, VHC và ANV là 2 công ty duy nhất được hưởng thuế chống bán phá giá 0% sang Mỹ, trong khi các công ty khác phải trả ít nhất là US$0,15/kg. Mảng Collagen & Gelatin chưa đạt kỳ vọng: 6T/2021, DT đạt 338 tỷ đồng (-8% YoY 2020), đóng góp khoảng 8% trên tổng DT do kế hoạch nâng cấp nhà máy mới trì hoãn bởi dịch bệnh và thiếu container xuất khẩu. Tuy nhiên, dự kiến sau khi nâng cấp nhà máy được hoàn thành, DT mảng collagen sẽ tăng trưởng trở lại và tiếp tục đóng góp cải thiện biên lợi nhuận công ty. Diễn biến giao dịch   VHC  đang trong quá trình hồi phục từ đáy của mình trong một xu hướng giảm trong trung và dài hạn. Cổ phiếu đang trở lại các vùng kháng cự tức cụ thể là SMA200 cho vị thế dài hạn Phiên gần nhất VHC có phiên điều tích lũy tăng giá khá tích cực khi có sự cải thiện về thanh khoản đáng kể so với mức bình quân và các tuần giao dịch trước đó. Đồng thời cổ phiếu đóng cửa ở những vùng giá cao nhất đây là tín hiệu khá tốt cho xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nhà đầu tư nên cân nhắc vị thế của VHC khi đây là những nhịp hồi phục sau giai đoạn giảm sâu của cổ phiếu thay vì sự tích lũy tăng giá. Chính vì thế RS của cổ phiếu khá thấp đạt mức 37/99 cho thấy thuộc nhóm cổ phiếu có hiệu suất thấp. Mua PHR sẽ mang tính kỳ vọng cho nhịp hồi phục nhiều hơn và để giải ngân một cách chắc chắn thì hãy chứ cú vượt kháng cự 41.95 Để được nhận những tư vấn đầu tư của chúng tôi và trở thành KH của WinTrades, xin mời đăng ký tại đây Mở tài khoản WinTrades: iOS https://wingroup.page.link/6eZ4 Android https://wingroup.page.link/n3UL Click mở tài khoản ngay tại đây để các chuyên gia chứng khoán hàng đầu của WinTrades đồng hành cùng bạn: https://forms.gle/sR6cRsYYB93ndayA6 Like page WinTrades ngay tại đây: https://www.facebook.com/wintrade.vn   Theo dõi Zalo WinTrades  ngay tại đây: https://zalo.me/g/mblhrm968 Like và Subscribe kênh youtube WinTrades tại đây:  https://www.youtube.com/channel/UCOI93Pl-DRS3ecppydTXyUQ -------------------------------------------------- WINTRADES - ỨNG DỤNG TƯ VẤN ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TỰ ĐỘNG : Số 2 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội : Hotline 0965.145.428 : https://wintrades.net/

Ý TƯỞNG ĐẦU TƯ NGÀY 04/08 - " MUA CÁC CỔ PHIẾU ĐANG TÍCH LŨY NỀN"

PET Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (HoSE: PET) Lãi ròng 1H2021 tăng ~67% YoY nhờ chính thức phân phối các sản phẩm của Apple từ cuối tháng 5/2020. PET ghi nhận doanh thu tăng 43% n/n trong nửa đầu năm 2021, đạt tương ứng 7.635 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ PSD tăng 6% YoY, đóng góp ~48% cho PET. Đáng chú ý là biên LN gộp trong Q2 2021 cái thiện đáng kể so với quý liền trước, đạt 6,4%, cao hơn mức 4,7% trong Q1 2021, giúp biên LN gộp trong 1H đạt 5,5%. Thị trường điện thoại & laptop Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh. Euromonitor dự báo sản lượng tiêu thụ của điện thoại thông minh tại Việt Nam đạt CAGR 7,4%/năm trong khi laptop đạt 1%/năm giai đoạn 2020-2025. Trong khi đó, theo ICD, xu hướng sử dụng điện thoại thông minh sẽ tăng mạnh 7,7% trong năm 2021 trên toàn cầu và duy trì tốc độ tăng trưởng cao đến năm 2025 với tốc độ tăng trưởng bình quân 3,7%/năm nhờ triển khai mạng 5G tại nhiều quốc gia trên thế giới. PET lên kế hoạch tăng vốn nhằm bổ sung vốn kinh doanh và đầu tư phát triển thông qua bán toàn bộ hơn 3 triệu CP quỹ và phát hành thêm 4 triệu CP ESOP. Diễn biến giao dịch   Vị thế của PET đang giao dịch trong một xu hướng tăng giá trong trung và dài hạn khá chắc chắn khi nằm trên các đường trung bình ngày quan trọng. Hiện tại cổ phiếu đang duy trì giao dịch trên các đường trung bình với thanh khoản thấp hơn so với mức bình quân. Những phiên gần nhất PET có xu hướng giao dịch với biên độ thu hẹp và những tín hiệu đẩy giá là chưa có. Mặc dù vậy chúng tôi nhận thấy sự tích lũy này khá tích cực khi không có dấu hiệu của việc phân phối. Hiệu suất của PET đâng cho thấy tích cực khi chỉ RS vẫn có xu hướng tích lũy trong biên độ. Mức RS hiện tại của PET ở mức 83/99 điểm, cho thấy PET cổ phiếu thuộc top 20% cổ phiếu dẫn dầu về sức mạnh về giá. Vùng giá 20.6 sẽ là vùng hỗ trợ cứng cho cổ phiếu này. PHR Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa (HOSE: PHR) Kỳ vọng ghi nhận lợi nhuận đột biến trong 2H2021 từ VSIP III cùng với hoạt động ổn định ở các mảng kinh doanh chính nhờ (1) Đóng góp lợi nhuận đột biến từ đền bù đất dự án khu công nghiệp VSIP III cùng với (2) Kết quả tích cực từ mảng cao su; (3) Ghi nhận lãi cao từ công ty liên doanh liên kết. Mảng khu công nghiệp là động lực dẫn dắt tăng trưởng lợi nhuận trong thời gian tới dựa trên các yếu tố sau đây: (1) Việt Nam đang là điểm sáng thu hút FDI; (2) Triển vọng tích cực ngành khu công nghiệp tại Bình Dương; (3) PHR sở hữu quỹ đất lớn tại Bình Dương, có kế hoạch chuyển đổi thành đất khu công nghiệp.  Kì vọng chi trả cổ tức cao trong năm 2021. Tại ĐHCĐ thường niên năm 2021, PHR thông qua phương án chi trả cổ tức năm 2020 tỷ lệ 45% và đặt kế hoạch chi trả cổ tức cho năm 2021 tối thiểu 40% tương đương tỷ suất lợi nhuận lần lượt đạt 9.2% và đạt 8.0% tại mức giá hiện tại.  Diễn biến giao dịch   PHR đang trong quá trình hồi phục từ đáy của mình trong một xu hướng giảm trong trung và dài hạn. Cổ phiếu chính thức lấy lại đường SMA20 với phiên đẩy giá 02/08 với thanh khoản cao hơn so với mức bình quân 20 phiên. Phiên gần nhất PHR có phiên điều chỉnh tuy nhiên thanh khoản giảm so với phiên dẩy giá và không tạo thành ngày phân phối. Đơn thuần là việc cổ phiếu đang trong giai đoạn tích lũy nền giá trên đường SMA20 sau giai đoạn bứt phá. Nhà đầu tư nên cân nhắc vị thế của PHR khi đây là những nhịp hồi phục sau giai đoạn giảm sâu của cổ phiếu thay vì sự tích lũy tăng giá. Chính vì thế RS của cổ phiếu khá thấp đạt mức 15/99 cho thấy thuộc nhóm cổ phiếu có hiệu suất thấp. Mua PHR sẽ mang tính kỳ vọng cho nhịp hồi phục nhiều hơn. Để được nhận những tư vấn đầu tư của chúng tôi và trở thành KH của WinTrades, xin mời đăng ký tại đây Mở tài khoản WinTrades: iOS https://wingroup.page.link/6eZ4 Android https://wingroup.page.link/n3UL Click mở tài khoản ngay tại đây để các chuyên gia chứng khoán hàng đầu của WinTrades đồng hành cùng bạn: https://forms.gle/sR6cRsYYB93ndayA6 Like page WinTrades ngay tại đây: https://www.facebook.com/wintrade.vn   Theo dõi Zalo WinTrades  ngay tại đây: https://zalo.me/g/mblhrm968 Like và Subscribe kênh youtube WinTrades tại đây:  https://www.youtube.com/channel/UCOI93Pl-DRS3ecppydTXyUQ -------------------------------------------------- WINTRADES - ỨNG DỤNG TƯ VẤN ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TỰ ĐỘNG : Số 2 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội : Hotline 0965.145.428 : https://wintrades.net/

Ý TƯỞNG ĐẦU TƯ NGÀY 27/07 - " NHIỀU CỔ PHIẾU LẤY LẠI ĐƯỜNG SMA20"

TNG Biên LN gộp của TNG trong tháng 4 và 5/2021 ghi nhận cải thiện so với Q1 2021 Doanh thu ghi nhận mức tăng lần lượt 88% và 32% so với mức nền thấp của năm 2020 trước ảnh hưởng của dịch Covid-19. BLNG cũng cải thiện bình quân với 13,7%, cao hơn mức 12,2% của Q1 2021. TNG đẩy mạnh đầu tư mở rộng sản xuất, đảm bảo đáp ứng gia tăng đơn hàng sau EVFTA DN đang tiếp tục đầu tư dự án Nhà máy May Đồng Hỷ giai đoạn 2 với 20 chuyền may và dự án Nhà máy May Võ Nhai giai đoạn 2 với 18 chuyền may, dự kiến hoàn thành trong năm 2022. Số chuyền may dự kiến tăng mạnh từ 264 chuyền trong năm 2021 lên 295 chuyền đến năm 2022. Đẩy mạnh bán hàng tại dự án TNG Village 1 Tính đến hết quý I/2021, TNG đã bán được 105 căn và đã bàn giao đưa vào sử dụng số căn hộ này Chúng tôi sẽ cập nhật thêm thông tin về dự án này trong các báo cáo tiếp theo. Hiện tại, mô hình dự phóng không bao gồm mảng doanh thu từ hoạt động kinh doanh BĐS do chưa có đủ thông tin. Diễn biến giao dịch Vị thế của TNG đang giao dịch trong một xu hướng tăng giá trong trung và dài hạn khá chắc chắn khi nằm trên các đường trung bình ngày quan trọng. TNG đang trong quá trình hình thành tạo lại base tích lũy sau khi thất bại trong việc bứt phá vùng giá 26.8 để hoàn thành mô hình cup trước đó. Hiện tại cổ phiếu đang có xu hướng trở lại trên các đường sma10,20 để bước vào base bên phải ( base tăng giá trong xu hướng tích lũy) Phiên gần nhất TNG đang cho thấy dấu hiệu đẩy giá rất tốt tuy nhiên tín hiệu đẩy giá không quá thuyết phục với thanh khoản thấp hơn so với mức bình quân 20 ngày. Hiệu suất của TNG đâng cho thấy tích cực khi chỉ RS tiếp tục bay cao. Mức RS hiện tại của TNG ở mức 72/99 điểm, cho thấy TNG cổ phiếu thuộc top 30% cổ phiếu dẫn dầu về sức mạnh về giá. Đường trung bình ngắn hạn 20 ngày sẽ là mức hỗ trợ khá cứng dành cho cổ phiếu này. DIG Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (HOSE: DIG) Quỹ đất hơn 1,200 ha giúp DIG khai thác thoải mái trong chu kỳ 3-5 năm tới. Quỹ đất được đầu tư từ lâu chi phí giá vốn thấp nên giá bán sản phẩm cạnh tranh. Doanh thu và lợi nhuận giai đoạn 2021 - 2023 Dự án lớn tập trung ở KĐT Đại Phước (464 ha), Khu đô thị Long Tân (332 ha) và Khu đô thị Nam Vĩnh Yên (193 ha) ở các vị trí tỉnh vùng ven HN, HCM. Giá bán hợp lý hút khách hàng để ở, đầu tư. Năm 2021, DIG sẽ tiếp tục bán và ghi nhận khoảng 31 ha ở dự án khu đô thị sinh thái Đa Phước. Ước tính doanh thu khoảng 2,100 tỷ và lợi nhuận gộp khoảng 1,000 tỷ - do đây là chuyển nhượng cho nhà đầu tư thứ cấp vì vậy sẽ ghi nhận vào phần lợi nhuận khác. Dự án Gate Way Vũng Tàu sẽ ghi nhận 152 căn. Dự án CSJ Vũng Tàu ghi nhận 38 căn còn lại. Tổng doanh thu khoảng 1,981 tỷ và lợi nhuận trước thuế gần 1,300 tỷ. Diễn biến giao dịch Vị thế của DIG đang giao dịch trong một xu hướng tăng giá trong trung và dài hạn khá chắc chắn khi nằm trên các đường trung bình ngày quan trọng. Về vị thế ngắn hạn, DIG cũng tương tự khá nhiều cổ phiếu ngắn hạn khác khi lấy lại mốc đường trung bình ngắn hạn 20 ngày ( hình thành base tăng giá). Phiên gần nhất DIG đang cho thấy dấu hiệu đẩy giá rất tốt với thanh khoản gia tăng và so với mức bình quân 20 ngày và đóng cửa ở mức gần cao nhất. Hiệu suất của DIG đâng cho thấy tích cực khi chỉ RS đang cho thấy sự hồi phục tương đối tốt từ mức đáy 67 tới 76.. Mức RS hiện tại của DIG ở mức 76/99 điểm, cho thấy DIG cổ phiếu thuộc top 25% cổ phiếu dẫn dầu về sức mạnh về giá. Đường trung bình ngắn hạn 20 ngày sẽ là mức hỗ trợ khá cứng dành cho cổ phiếu này. GIL CTCP Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (HOSE: GIL) GIL đang có 38 dây chuyền may ở hai nhà máy Bình Thạnh & Thạnh Mỹ, cùng hệ thống gia công với 41 dây chuyền khác. Mục tiêu năm 2021 GIL sẽ đẩy mạnh nâng dây chuyền nội bộ lên mức 41 và gia công lên mức 120 dây chuyền khi đơn hàng phục vụ nhu cầu mua sắm online kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ. Thủ tướng Chính phủ đã thông qua chủ trương đầu tư dự án Khu công nghiệp Gilimex tại Phú Bài, tỉnh Thừa Thiên Huế, với quy mô sử dụng đất 460,85 ha. Dự án này do Gilimex sở hữu 51%, với tổng vốn đầu tư 2.614 tỷ đồng. Hai đối tác lớn nhất của Gilimex là Amazon và IKEA. Đây là những doanh nghiệp tài chính mạnh, hoạt động ổn định với hướng kinh doanh online là chủ đạo trong thời gian vừa qua. Điều này giúp GIL tránh được áp lực trong năm 2020, khác biệt doanh nghiệp cùng ngành. Năm 2021, GIL vẫn tiếp tục kỳ vọng tiếp tục nhịp tăng trưởng xuất khẩu sản phẩm dệt may nhờ sự tăng trưởng mạnh từ mảng online. Diễn biến giao dịch Vị thế của GIL đang giao dịch trong một xu hướng tăng giá trong trung và dài hạn khá chắc chắn khi nằm trên các đường trung bình ngày quan trọng. Về vị thế ngắn hạn, GIL tiếp tục nằm trong base tăng giá base bên phải với xu hướng trở lại vùng kháng cự 65-65.3 Phiên gần nhất GIL mặc dù tăng giá nhưng giá đóng cửa ở mức 50% cho thấy dấu hiệu giằng co của cổ phiếu khi trở lại vùng kháng cự của mình. Thanh khoản cũng vì thế mà giảm xuống so với mức bình quân 20 ngày. Hiệu suất của GIL đâng cho thấy tích cực khi chỉ RS đang cho thấy sự hồi phục tương đối tốt từ mức đáy 79 tới 90. Mức RS hiện tại của GIL ở mức 90/99 điểm, cho thấy GIL cổ phiếu thuộc top 10% cổ phiếu dẫn dầu về sức mạnh về giá. Đường trung bình ngắn hạn 20 ngày sẽ là mức hỗ trợ khá cứng dành cho cổ phiếu này. Để được nhận những tư vấn đầu tư của chúng tôi và trở thành KH của WinTrades, xin mời đăng ký tại đây Mở tài khoản WinTrades: iOS https://wingroup.page.link/6eZ4 Android https://wingroup.page.link/n3UL Click mở tài khoản ngay tại đây để các chuyên gia chứng khoán hàng đầu của WinTrades đồng hành cùng bạn: https://forms.gle/sR6cRsYYB93ndayA6 Like page WinTrades ngay tại đây: https://www.facebook.com/wintrade.vn   Theo dõi Zalo WinTrades  ngay tại đây: https://zalo.me/g/mblhrm968 Like và Subscribe kênh youtube WinTrades tại đây:  https://www.youtube.com/channel/UCOI93Pl-DRS3ecppydTXyUQ -------------------------------------------------- WINTRADES - ỨNG DỤNG TƯ VẤN ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TỰ ĐỘNG : Số 2 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội : Hotline 0965.145.428 : https://wintrades.net/

BỨC TRANH THỊ TRƯỜNG 28/07 - MIDCAP VẪN LÀ NƠI HÚT TIỀN

Nhận định thị trường 1. Thống kê giao dịch.  Chỉ số:  Các chỉ số thị trường hầu như không có biến động gì trong phiên giao dịch ngày 28/07/2021. Cụ thể, chỉ số VNINDEX tăng nhẹ 0.01%, lên mức 1,277.07 điểm; HNXINDEX tăng chỉ 0.08%, đạt mức 302.88 điểm.Khối lượng khớp lệnh trên HOSE đạt gần 362 triệu đơn vị, giảm 30.39% so với phiên giao dịch trước. Khối lượng khớp lệnh trên HNX giảm 30.99%, đạt hơn 62 triệu đơn vị. Giao dịch: Khối ngoại giao dịch ảm đạm, mua ròng 51 tỷ đồng trong phiên 28/7 Tại sàn HoSE, khối ngoại tiếp tục mua ròng 61,4 tỷ đồng, giảm 79% so với phiên trước, tương ứng khối lượng mua ròng là gần 1,6 triệu cổ phiếu. HPG được mua ròng mạnh nhất với giá trị 63 tỷ đồng. Chứng chỉ quỹ ETF FUEVFVND được mua ròng 55 tỷ đồng. Chiều ngược lại, KDC bị bán ròng mạnh nhất với 31 tỷ đồng. KDH cũng bị bán ròng hơn 22,5 tỷ đồng. Diễn biến nhóm vốn hóa lớn. Trong một ngày diễn biến ảm đạm của thị trường, thanh khoản sụt giảm thì thật khó có sự thay đổi nào trong nhóm cổ phiếu dẫn dắt chỉ số. Dòng tiền tập trung ở các cổ phiếu vừa và nhỏ thay vì tham gia những ông lớn trên sàn. Chúng tôi vẫn chưa nhận thấy những yếu tố dẫn dắt cụ thể của nhóm cổ phiếu nào, thậm chí nếu không có những diến biến tích cực của VCB ở cuối phiên, VNINDEX có thể đóng cửa với sắc đỏ. Có lẽ sự dè dặt, thận trọng của nhóm cổ phiếu này đến từ việc gần tới hạn mà các quỹ etf mổ phỏng chỉ số vn30 giao dịch với danh mục mới có hiệu lực ngày 02/08. Thật khó cho thị trường thời điểm này khi những tín hiệu cùng thời gian trong vài ngày trở lại đây đều cho thấy áp lực từ nhóm cổ phiếu vn30 đè nén thị trường. Có các lưu ý sau đây cho NĐT: Nhiều khả năng trong 2 phiên cuối tuần sẽ có những giao dịch bất thường vì là 2 ngày cuối trong đợt cơ cấu, NĐT hạn chế giao dịch trong nhóm này khi xu hướng thị trường chưa rõ ràng. Trong ngắn hạn, dòng tiền vẫn tập trung ở 1 số vị thế midcap, chính vì vậy trong giao dịch ngắn hạn để đạt tối ưu hiệu suất thì NĐT nên tập trung 1 số vị thế ở cổ phiếu vừa và nhỏ. Diễn biến ngành ảnh hưởng INDEX. Diễn biến nhóm ngành không thay đổi quá nhiều, nhóm Bất động sản tiếp tục là nhóm tạo ra sự khác biệt theo Nhận định trước đó của chúng tôi. Trong đó nhóm cổ phiếu Bất động sản Khu Công nghiệp đặt biệt là KBC với mức tăng ấn tượng 4% kéo theo là IDC,SZC. Ngoài ra phân khúc BĐS nhà ở, biệt thự như DIG cũng tạo ra diễn biến ấn tượng. Nhóm Ngân hàng cũng lác đác vài cổ phiếu tăng giá trở lại như CTG,VCB tuy nhiên mức độ tăng giá mang tính cuối phiên và thanh khoản thấp, chưa nói lên nhiều điều. Thậm chí ATC, với lượng mua bất ngờ chất lên thì LPB,SHB cũng bất ngờ giữ được sắc xanh ở cuối ngày. Chúng tôi vẫn duy trì quan điểm tập trung dòng tiền ở nhóm Bất động sản, Bán lẻ và Vật liệu-Xây dựng ở thời điểm này. https://ndh.vn/thoi-su/chi-cho-dau-tu-phat-trien-tu-ngan-sach-tang-hon-40-trong-5-nam-toi-1296276.html Với thông tin trên và diễn biến của nhóm liên quan Xây dựng sẽ có những diễn biến mang tính tâm lý thời điểm này. 2. Nhận định thị trường. Vnindex có phiên giao dịch tích lũy thông thường với thanh khoản sụt giảm đáng kể so với các phiên giao dịch trước đó.Rõ ràng việc chỉ số VNINDEX tiếp tục giằng co và giao dịch ảm đạm khiến nhiều NĐT càng thận trọng hơn trong việc xuống tiền. Chúng tôi vẫn chưa nhận thấy những dấu hiệu nào cho xu hướng tăng sẽ trở lại, sự tích lũy vẫn là chủ đạo. Phiên giao dịch ngày 28/07 là phiên nỗ lực tăng giá thứ 6 trong trạng thái “ Nỗ lực tăng giá” kể từ VNINDEX tạo vùng giá thấp nhất 1225 điểm. Nhiều khả năng chỉ số sẽ vẫn chưa thay đổi nào đáng kể nào trong tuần này để có một ngày “lấy đà” theo nhiều người chờ đợi. 3. Chiến lược giao dịch Thị trường trong giai đoạn “ Nỗ lực” vẫn có thể tìm kiếm ý tưởng đầu tư ngắn hạn như KBC và DIG trong thời gian vừa qua như chúng tôi. Tuy nhiên tỉ trọng thấp và mang tính là các giao dịch lướt sóng là chủ yếu, tránh việc để kẹt hàng ( nếu có). 4. Danh mục khuyến nghị Cổ phiếu quan tâm: TNG,GIL,KBC,DIG Cập nhật WinTrades Hiệu suất WINTRADES tiếp tục gia tăng và hướng tới vùng đỉnh hiệu suất của mình. WINTRADES tiếp tục nắm giữ danh mục hiện tại, trong danh mục WINTRADES chúng tôi có 1/2 vị thế DIG trong ngày 27/07 và chính thức mua full vị thế KBC sau khi cổ phiếu bứt phá 33.5 Mở tài khoản WinTrades: iOS https://wingroup.page.link/6eZ4 Android https://wingroup.page.link/n3UL Click mở tài khoản ngay tại đây để các chuyên gia chứng khoán hàng đầu của WinTrades đồng hành cùng bạn: https://forms.gle/sR6cRsYYB93ndayA6 Like page WinTrades ngay tại đây: https://www.facebook.com/wintrade.vn   Theo dõi Zalo WinTrades  ngay tại đây: https://zalo.me/g/mblhrm968 Like và Subscribe kênh youtube WinTrades tại đây:  https://www.youtube.com/channel/UCOI93Pl-DRS3ecppydTXyUQ -------------------------------------------------- WINTRADES - ỨNG DỤNG TƯ VẤN ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TỰ ĐỘNG : Số 2 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội : Hotline 0965.145.428 : https://wintrades.net/

TIN TỨC THỊ TRƯỜNG 28/07 - ÁP LỰC TỪ VN30, CƠ HỘI GIẢI NGÂN CÁC CỔ PHIẾU MIDCAP.

Nhận định thị trường 1. Thống kê giao dịch.  Chỉ số:  Các chỉ số thị trường cùng tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 27/07/2021. Cụ thể, chỉ số VN-Index tăng 0.33%, lên mức 1,276.93 điểm; HNX-Index tăng 1.03%, đạt mức 306 điểm. Khối lượng khớp lệnh trên HOSE đạt gần 520 triệu đơn vị, tăng 12.76% so với phiên giao dịch trước. Khối lượng khớp lệnh trên HNX tăng 26.1%, đạt hơn 90 triệu đơn vị. Giao dịch: Khối ngoại chấm dứt chuỗi 6 phiên bán ròng liên tiếp, mua ròng mạnh AGG thông qua thỏa thuận Khối ngoại sàn HoSE mua ròng mạnh nhất mã AGG với giá trị 372 tỷ đồng và chủ yếu được thực hiện thông qua thỏa thuận. Nếu loại trừ giao dịch thỏa thuận thì khối ngoại sàn HoSE vẫn bán ròng hơn 220 tỷ đồng. NVL và MSB cũng được mua ròng mạnh với giá trị lần lượt 106 tỷ đồng và 91 tỷ đồng. Chiều ngược lại, VHM bị bán ròng mạnh nhất với 86 tỷ đồng. PDR đứng sau với giá trị bán ròng là 42 tỷ đồng. Riêng sàn HoSE, dòng vốn này chấm dứt chuỗi 6 phiên bán ròng liên tiếp bằng việc mua ròng trở lại 286,7 tỷ đồng, tương ứng khối lượng mua ròng là 8,3 triệu cổ phiếu. Diễn biến nhóm vốn hóa lớn. Sự phân hóa vẫn đang được thể hiện khi nhiều cổ phiếu lớn như VNM,VHM,VCB tiếp tục sụt giảm và là tác nhân chính khiến cho VNINDEX bị kìm hãm đà tăng. Trái ngược lại với nhóm cổ phiếu này là MSN,HPG, VRE,TCB là các cổ phiếu đem lại yếu tố tích cực.Tuy nhiên chúng tôi vẫn thấy mức độ các cổ phiếu lớn đang có xu hướng bị bán nhiều hơn mua khi thanh khoản trong các phiên tăng giá của nhóm tích cực thường thấp hơn khá nhiều. Thêm nữa, các cổ phiếu như POW,VJC,VRE là có tín hiệu đẩy giá khá mạnh nhưng bản chất là các cổ phiếu hạng sau trong nhóm dẫn dắt với mức RS rating <30 ( RS- hiệu suất giá). Điều này cho thấy sức dẫn dắt của những cổ phiếu lớn vẫn chưa thực sự rõ ràng. Diễn biến ngành ảnh hưởng INDEX. Phiên giao dịch ngày hôm nay chứng kiến nhiều cổ phiếu ở nhiều trong nhóm Tài chính- Ngân hàng có sự hồi phục đáng kể sau giai đoạn chững lại. Trong đó các cổ phiếu Chứng khoán như SSI,HCM,VND,VCI có mức tăng đáng kể kéo theo nhiều cổ phiếu cổ khác cùng ngành. Với nhóm Ngân hàng mức độ hồi phục yếu hơn và chỉ tập trung ở nhóm cổ phiếu ngân hàng tư nhân là chủ yếu TCB,VIB,ACB,TPB là những cái tên đường nhắc tới. Tuy nhiên nhìn chung mức độ hồi phục của Ngân hàng vẫn khá yếu so với những gì nhà đầu tư kỳ vọng. Trong các nhóm cổ phiếu mới nổi, duy trì sức mạnh là nhóm “Bán lẻ”, mặc dù có mức phân hóa khi các cổ phiếu PET,MSN mang sắc xanh thì DGW,FRT,MWG lại có sự chững lại. Giải thích cho việc hiệu suất lên mạnh nhưng cổ phiếu không đồng loạt cho thấy mức độ tăng giá của các nhóm ngành khác vẫn đang chưa thực sự tốt và tích cực trở lại. Tóm lại dòng tiền bắt đầu lan tỏa ở nhiều nhóm ngành tuy nhiên những nhóm ngành như Ngân hàng và Thiết bị- dịch vụ và phân phối Dầu khí vẫn là những nhóm mang tính hồi phục. Nhà đầu tư nên tập trung cho các cổ phiếu ở nhóm Bất động sản và Bán lẻ khi hiệu suất nhóm này đi lên khá vững chãi. 2. Nhận định thị trường. Vnindex có phiên tăng nhẹ về chỉ số và thanh khoản cũng có sự cải thiện so với phiên giao dịch trước đó. Tuy nhiên phiên tăng giá ngày 27/07 chưa thực sự thuyết phục khi chỉ số đóng cửa ở mức thấp nhất và dạng của một phiên phân phối nhẹ ( stallingday). Phiên giao dịch ngày 27/07 là phiên nỗ lực tăng giá thứ 5 trong trạng thái “ Nỗ lực tăng giá” kể từ VNINDEX tạo vùng giá thấp nhất 1225 điểm. Một phiên phân phối nhẹ sẽ là rủi ro cho các vị thế ngắn hạn của thị trường, mặc dù vậy nhiều với việc nhiều cổ phiếu đang có xu hướng lấy lại các đường trung bình ngắn hạn SMA20 phần nào đó sẽ làm bệ đỡ cho nhiều cổ phiếu khi xuất hiện áp lực cung. 3.Chiến lược giao dịch Cơ hội giải ngân mở ra khi nhiều cổ phiếu có diễn biến cải thiện khi tiến về các đường SMA ngắn hạn. Thị trường vẫn có rủi ro khi các phiên giảm giá hoặc áp lực cung lớn thường có thanh khoản lớn hơn các phiên đẩy giá, tuy nhiên chúng tôi cho rằng đây là để dễ hiểu trong một giai đoạn “ Nỗ lực tăng giá”. Nhà đầu tư có thể có chiến lược giải ngân khoảng 30% NAV cho các vị thế mua trong các nhịp chũng của thị trường. 4.Danh mục khuyến nghị Cổ phiếu quan tâm: KBC,TNG,DIG,GIL Cập nhật WinTrades Hiệu suất WINTRADES tiếp tục gia tăng và hướng tới vùng đỉnh hiệu suất của mình. WINTRADES tiếp tục nắm giữ danh mục hiện tại, trong danh mục WINTRADES vị thế KBC vẫn nằm trong trạng thái “MUA ½” và tiếp tục giải ngân DIG trong phiên giao dịch ngày 27/07 với trạng thái “MUA ½”   Mở tài khoản WinTrades: iOS https://wingroup.page.link/6eZ4 Android https://wingroup.page.link/n3UL Click mở tài khoản ngay tại đây để các chuyên gia chứng khoán hàng đầu của WinTrades đồng hành cùng bạn: https://forms.gle/sR6cRsYYB93ndayA6 Like page WinTrades ngay tại đây: https://www.facebook.com/wintrade.vn   Theo dõi Zalo WinTrades  ngay tại đây: https://zalo.me/g/mblhrm968 Like và Subscribe kênh youtube WinTrades tại đây:  https://www.youtube.com/channel/UCOI93Pl-DRS3ecppydTXyUQ -------------------------------------------------- WINTRADES - ỨNG DỤNG TƯ VẤN ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TỰ ĐỘNG : Số 2 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội : Hotline 0965.145.428 : https://wintrades.net/

TIN TỨC THỊ TRƯỜNG 27/07 - CƠ HỘI GIẢI NGÂN XUẤT HIỆN

Nhận định thị trường 1.Thống kê giao dịch.  Chỉ số:  Các chỉ số thị trường cùng tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 26/07/2021. Cụ thể, chỉ số VN-index tăng 0.31%, lên mức 1,272.71 điểm; HNX-index tăng 0.37%, đạt mức 302.88 điểm. Giao dịch: Khối ngoại bán ròng phiên thứ 6 liên tiếp trên HoSE với 71 tỷ đồng Trên sàn HoSE, khối ngoại có phiên bán ròng thứ 6 liên tiếp với giá trị giảm 66,4% so với phiên trước và ở mức 70,7 tỷ đồng, tương ứng khối lượng bán ròng là hơn 2,9 triệu cổ phiếu. MBB bị khối ngoại trên HoSE bán ròng mạnh với giá trị 117 tỷ đồng. KDH đứng và cũng bị bán ròng hơn 100 tỷ đồng. VIC và STB bị bán ròng lần lượt 37 tỷ đồng và 27 tỷ đồng. Trong khi đó, MSB được mua ròng mạnh nhất với 136 tỷ đồng. NVL và VHM được mua ròng lần lượt 81 tỷ đồng và 69 tỷ đồng. Ở sàn HNX, khối ngoại chấm dứt chuỗi 6 phiên mua ròng liên tiếp bằng việc bán ròng trở lại 7,4 tỷ đồng, tương ứng khối lượng bán ròng là 58.528 cổ phiếu. Diễn biến nhóm vốn hóa lớn. Xét theo góc độ đóng góp VHM, NVL và GVR đóng góp tổng cộng hơn 5 điểm cho đà tăng của thị trường. Ngoài ra, FPT, VNM hay MSN cũng là cổ phiếu có ảnh hưởng rất tích cực lên VN-Index. Xét trong nhóm dẫn dắt, Ngân hàng là nhóm cổ phiếu tạo ra sự tiêu cực nhất khi nhiều cổ phiếu có mức sụt giảm và thậm chí tạo thành những ngày phân phối như MBB,ACB,VPB. Với giao dịch tích lũy hiện tại thật khó cho sự đảo chiều nhanh chóng cho nhóm cổ phiếu này khi áp lực vẫn đang duy trì. Chiều ngược lại, yếu tố đảo trụ đang diễn ra khi các cổ phiếu VN30 lớn như VHM,VIC,VNM đang có xu hướng tích lũy và đẩy giá khá tốt đặc biệt là trường hợp của VNM khi khối ngoại liên tục mua ròng trong thời gian vừa qua. Với diễn biến trên chúng tôi cho rằng các cổ phiếu như GVR,NVL, VHM,VIC,FPT sẽ tiếp tục dẫn dắt thị trường thay cho nhóm Ngân hàng khi yếu tố đảo chiều gần như không có. Diễn biến ngành ảnh hưởng INDEX. Hiệu suất và dòng tiền của nhóm cổ phiếu như Bán lẻ, Bất động sản, Vận tải- kho bãi và Xây dựng – Vật liệu xây dựng tiếp tục chiếm spotligt. Cụ thể các cổ phiếu như nhóm Vận tải – kho bãi như GMD,HAH,SGP,TCL đều có mức tăng giá ấn tượng. Nhóm Bất động sản dù nhánh Khu công nghiệp như SZC,KBC hay BĐS nhà ở, biệt thự như NLG,KDH,DIG đều tăng giá tốt và tạo hiệu ứng cho thị trường.Với trường hợp NLG, đã vượt đỉnh cũ tháng 06/2021 và đạt mức cao nhất trong lịch sử. Trái ngược với BĐS, một trong những nhóm trụ cột nền kinh tế là Ngân hàng lại sụt giảm đáng kể. Xét về thanh khoản nhóm này đang giao dịch với lượng thanh khoản giảm đáng kể và đi tìm điểm cân bằng thời điểm này. Các cổ phiếu có vị thế tốt hơn mặt bằng chung TCB,ACB,HDB. 2. Nhận định thị trường. Vnindex có phiên phục hồi khá tốt so về mặt chỉ số và chưa xuyên thủng vùng hỗ trợ 1225 điểm. Thanh khoản có sự sụt giảm so với phiên giao dịch trước đó, tuy nhiên đây là điều có chấp nhận được khi thị trường trở lại tuần giao dịch mới với nhiều biến cố xảy ra cuối tuần ( chỉ thị 16 áp dụng cho HÀ NỘI). Với mức đóng cửa gần cao nhất trong phiên giao dịch mà người ta lo lắng về tâm lý bán tháo xảy ra quả là một tín hiệu đáng mừng. Phiên giao dịch ngày 26/07 là phiên nỗ lực tăng giá thứ 4 trong trạng thái “ Nỗ lực tăng giá” kể từ VNINDEX tạo vùng giá thấp nhất 1225 điểm. Trạng thái “ Nỗ lực “ sẽ chuyển sang “ Khẳng định tăng giá” nếu VNINDEX có thêm tín hiệu ngày lấy đà  ( phiên giao dịch tăng >1.5% với thanh khoản lớn hơn phiên liền trước). Trong nhịp intraday, VNINDEX đang tạo ra một xu hướng tăng giá ngắn hạn với mục tiêu trở lạ các vùng mục tiêu 1278-1280 và 1285. 3. Chiến lược giao dịch Chúng tôi nhận thấy dòng tiền bắt đầu cải thiện đáng kể và tâm lý NĐT thời điểm này không quá bi quan trước các thông tin dịch bệnh. Đã xuất hiện nhiều cổ phiếu trở lại các đường SMA20 ở nhóm Xuất khẩu, Bất động sản,.. Với trạng thái  “Nỗ lực tăng giá”, nhà đầu tư có thể giải ngân các vị thế trở lại với mức vừa phải. Danh mục khuyến nghị Cổ phiếu quan tâm:  KDH, NLG, PET, KBC,TNG,GIL Cập nhật WinTrades Hiệu suất WINTRADES tiếp tục gia tăng và hướng tới vùng đỉnh hiệu suất của mình. WINTRADES tiếp tục nắm giữ danh mục hiện tại, trong danh mục WINTRADES vị thế KBC vẫn nằm trong trạng thái “MUA ½” Tin doanh nghi SSI vay tín chấp với hạn mức kỷ lục 100 triệu USD từ nhóm ngân hàng nước ngoài ACV đặt kế hoạch lợi nhuận 2021 tăng 18% lên gần 2.360 tỷ đồng FPT Retail lãi trước thuế 76 tỷ đồng nửa đầu năm, hoàn thành 63% kế hoạch Camimex lãi ròng quý II giảm 7% do chi phí tăngTập đoàn Hoa Sen tăng tồn kho thêm 29% trong quý II. Tỷ trọng hàng tồn kho trên tổng tài sản tăng từ 31% lên 47%. Doanh nghiệp lãi 1.702 tỷ đồng quý III, gấp 5,4 lần cùng kỳ. Cảng Sài Gòn (SGP): Lãi quý II/2020 tăng gấp đôi, vượt kế hoạch cả năm Để được nhận những tư vấn đầu tư của chúng tôi và trở thành KH của WinTrades, xin mời đăng ký tại đây Mở tài khoản WinTrades: iOS https://wingroup.page.link/6eZ4 Android https://wingroup.page.link/n3UL Click mở tài khoản ngay tại đây để các chuyên gia chứng khoán hàng đầu của WinTrades đồng hành cùng bạn: https://forms.gle/sR6cRsYYB93ndayA6 Like page WinTrades ngay tại đây: https://www.facebook.com/wintrade.vn   Theo dõi Zalo WinTrades  ngay tại đây: https://zalo.me/g/mblhrm968 Like và Subscribe kênh youtube WinTrades tại đây:  https://www.youtube.com/channel/UCOI93Pl-DRS3ecppydTXyUQ -------------------------------------------------- WINTRADES - ỨNG DỤNG TƯ VẤN ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TỰ ĐỘNG : Số 2 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội : Hotline 0965.145.428 : https://wintrades.net/

CÁC YẾU TỐ THÚC ĐẨY THỊ TRƯỜNG BDS PHÂN KHÚC NHÀ Ở NĂM 2021-2022 và THÔNG TIN VỀ VHM

Các yếu tố thúc đẩy thị trường BĐS phân khúc nhả ở năm 2021-2022 Có 2 yếu tố giúp thị trường BĐS có sự hồi phục trong thời gian tới: #1 Theo VNDS, nhận thấy lãi suất vay mua nhà ở các ngân hàng ,nội địa tương đối ổn định ở mức 9,2-9,5% trong 6T21, vẫn là mức thấp nhất trong 10 năm. Chúng tôi tin rằng lãi suất vay sẽ duy trì ở mức thấp trong 2021, điều này sẽ hỗ trợ kích cầu BĐS. #2 Chính phủ đã và đang đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, điều này có ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường BĐS và trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng chính cho BĐS trong các năm tiếp theo. VHM: Ban lãnh đạo đặt kế hoạch tăng trưởng mạnh cho LNST năm 2021. Ba đại dự án hiện tại – Ocean Park, Smart City và Grand Park - sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2021. Ngoài ra, ban lãnh đạo đặt mục tiêu các khu công nghiệp sẽ đóng góp khoảng 5% -10% vào doanh thu của VHM trong dài hạn. VNDS kỳ vọng nguồn cung căn hộ mới tại Hà Nội tăng 40% svck đạt khoảng 25.000 căn trong 2021, nhờ đóng góp ổn định từ các đại dự án của Vinhomes, theo đó là Sunshine Empire (2.200 căn) và Gamuda City (2.000 căn). Các dự án phần lớn đến từ phía Tây và phía Đông Hà Nội. VNDS cho rằng Hưng Yên là một trong những khu vực đang nổi lên đáng chú ý tại thị trường BĐS miền Bắc, cùng với Bắc Ninh và Quảng Ninh. Hưng Yên nằm tại trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ, sở hữu vị trí chiến lược dễ dàng kết nối với Hà Nội, Hải Phòng và Nam Định. Theo CBRE, giá đất tại Hưng Yên tăng 12% svck, cao hơn mức tăng trung bình 7,6% svck của Hà Nội trong 2020. Nguồn cung nhà liền thổ tại Hưng Yên có thể đạt 2.500 căn trong 2021, cao hơn nguồn cung tại Hà Nội 16,8%, nhờ sự đóng góp từ các khu đô thị lớn như Ecopark (500ha) và Vinhomes Dream City (460ha). Chúng tôi tin rằng những dự án này sẽ đạt được tỷ lệ hấp thụ cao khoảng 70-80% trong 2021, được hỗ trợ bởi nhu cầu cao từ các chuyên gia, kĩ sư và công nhân làm việc tại đây. Định giá Dạo quanh các mức định giá tại các công ty chứng khoán như VNDS,VCSC,SSI,VDSC mức định giá từ 130.000-135.00đ/cp Như vậy, chúng tôi nhận thấy vùng giá hiện tại của cổ phiếu đang khá hấp dẫn tương ứng lợi nhuận từ 25-30%. Rõ ràng cổ phiếu có vùng giá rất hấp dẫn và xứng đạng có chỗ đứng trong danh muc của bạn khi thị trường có sự điều chỉnh Đánh giá vị thế Ở vị thế hiện tại, chúng tôi nhận thấy cổ phiếu trong xu hướng ngắn hạn cũng đang có mức độ điều chỉnh theo thị trường với sự sụt giảm tuy nhiên vẫn duy trì trên các đường trung bình ngắn hạn. Đường RS rating ( màu đỏ) vẫn duy trì tích lũy đi lên cho thấy sức mạnh của cổ phiếu vẫn đươc giữ nguyên. Chúng tôi nhận thấy VHM bắt đầu có xu hướng tích lũy tại các vùng hõ trợ thanh khoản thấp, với dòng tiền đang có xu hướng chuyển dịch dòng trụ - VHM  nhiều khả năng sẽ là 1 ý tưởng giao dịch ngắn hạn không tồi trong thời gian tới. Mở tài khoản WinTrades: iOS https://wingroup.page.link/6eZ4 Android https://wingroup.page.link/n3UL -------------------------------------------------- ỨNG DỤNG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN WINTRADES : Số 2 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội : 0878.066.466

PHÂN PHỐI LÀ GÌ? CÁCH XÁC ĐỊNH VÀ LIÊN HỆ THỰC TẾ CTG

1. Ngày phân phối là gì Các độc giả của WinTrades chắc hẳn đã từng nghe qua thuật ngữ Ngày phân phối tại các buổi chia sẻ hay các bài nhận định hàng ngày của chúng tôi.  Một ngày phân phối là khi chỉ số đại diện thị trường (ví dụ: VNINDEX) hay giá cổ phiếu giảm ít nhất 0,3% và khối lượng tăng cao hơn phiên trước đó.  Nó là  hành động bán mạnh của một cổ phiếu riêng lẻ hay một chỉ số chứng khoán. Và là một dấu hiệu cho thấy các quỹ tương hỗ, quỹ phòng hộ, ngân hàng và các công ty bảo hiểm đang bán ra. Vậy thì câu hỏi đặt ra lúc này là ….Liệu mọi hành động bán có được coi là Ngày phân phối ? 1.1 Hình dạng và kích thước của ngày phân phối Câu trả lời là có….!Tuy nhiên, Ngày phân phối có những sắc thái riêng và xuất hiện với hình dạng và biến thể khác nhau “Điều quan trọng là phân biệt phân phối nhẹ hay phân phối lớn” Khi chúng ta nhận thấy có 3 hoặc 4 ngày phân phối xuất hiện trong mục “Xu hướng thị trường”, thì đó là lý do để chúng ta thận trọng hơn. Lúc này, cần quan sát về mức độ biến động của giá và khối lượng để nhận biết Hành động phân phối nhẹ hay lớn. Phân phối cũng có thể xuất hiện dưới dạng một hành động đình trệ. Một ngày đình trệ tinh vi hơn là nó thường xảy ra khi chỉ số tăng một lượng nhỏ, nhưng đóng ở nửa dưới của vùng giá biến động trong ngày. Điều này dễ dàng bị bỏ qua vì phân phối thông qua đình trệ có thể đến ngay cả trong một ngày giá lên! Hãy nhớ rằng, trong hầu hết các trường hợp, sự sụt giảm 0,2% - 0,3% với khối lượng lớn ít nghiêm trọng hơn khi giảm 1-2% với cùng khối lượng đó. 1.2 Ngày phân phối hết hiệu lực Một ngày phân phối gợi ý các tổ chức thoát khỏi vị thế của họ, nhưng nó sẽ mất tác động sau 25 phiên giao dịch Một ngày phân phối cũng được xóa khỏi số đếm sau khi chỉ số tăng 5% so với mức đóng cửa của ngày hôm đó. Bạn muốn hiểu chi tiết hơn về ngày phân phối trong thực tế? 1.3 Ngày phân phối giúp bạn cảm nhận sự yếu kém của thị trường? Khi thị trường ở trạng thái “Xác nhận xu hướng tăng giá”, thì đó là thời điểm tốt nhất để bạn tối đa lợi nhuận của bạn. Nhưng làm thế nào bạn có thể phòng ngừa trước được sự suy yếu có thể xảy ra trên thị trường để kịp thời chốt lời và chơi phòng thủ?  Thị trường thì không chờ đợi cho đến khi bạn chuẩn bị sẵn sàng và chắc chắn về mọi thứ. - - J. J. JémNeil Một nhà đầu tư thông thái sẽ luôn đếm số ngày phân phối hợp lệ trong suốt Xu hướng tăng giá của thị trường. Ngày phân phối liên tiếp ngụ ý sự suy yếu của thị trường.  Nhưng ngưỡng nào của ngày phân phối là đủ để nói thị trường đang chịu áp lực?  Số ngày phân phối từ 2 - 3 là an toàn và bình thường trong Xu hướng xác nhận tăng giá. Nhưng khi số lượng tăng lên đến 4 - 5, thì bạn nên chuẩn bị để chốt lời, giảm tỷ trọng hoặc bán hết cổ phiếu. 1.4 Ví dụ Hãy cùng đánh giá lại cổ phiếu CTG để đánh giá yếu tố phân phối của cổ phiếu này. CTG trong những ngày gần đây có những thông tin về kết quả kinh doanh không được như kỳ vọng với dự phóng quý 2/2021. Lập tực cổ phiếu gặp phải áp lực bán và có 2 phiên điều chỉnh mạnh gần nhất, cùng đếm số ngày phân phối cùng với WINTRADES nhé: Cổ phiếu này đã có một nhịp tăng giá khoảng 10.93% kể từ  phiên ngày 17/06. Ngay sau đó, khi cố phiếu tiến sát vùng đỉnh đã bắt đầu những nhịp chỉnh của mình. Trong nhịp tăng nay CTG có 2 phiên phân phối 29/06 và 30/06. " Đặc điểm là các phiên giao dịch giảm mạnh với thanh khoản cao hơn so với phiên giao dịch trước đó" Phiên gần nhất ngày 01/07, nhiều NĐT lầm tưởng đây là phiên phân phối với các yếu tố cổ phiếu bị bán và thanh khoản lớn so với mức bình quân. Tuy nhiên theo quan điểm của WINTRADES, đây không phải là phiên phân phối (1) Thanh khoản thấp hơn so với phiên trước đó (2) Giá đóng cửa sụt giảm 0.5% ( tức sự sụt giảm không quá cách biệt với mức 0.3%)+ giá đóng cửa nằm giữa biên độ giao dịch trong ngày cho thấy sự giằng co thay vì là một áp lực bán 1 chiều. Với 2 ngày phân phối trong một nhịp tăng giá là một điều chấp nhận được, thêm nữa cổ phiếu cũng có sự tích lũy trên các đường trung bình ngắn hạn. Chính vì vậy NĐT hoàn toàn có thể theo dõi diễn biến cổ phiếu này trong các phiên giao dịch tới thay vì có xu hướng bán sớm.

Cổ phiếu " chu kỳ" sẽ trở lại?

2021 – Nhóm ngành hứa hẹn sẽ bùng nổ khi các cổ phiếu dẫn dắt bị trả giá đắt Dựa trên tỷ suất sinh lời của từng nhóm ngành với vnindex. Rõ ràng chứng khoán, ngân hàng hay thậm chí dầu khí ( mới nổi sóng vài tháng trở lại đây) đã có mức tỷ suất tuyệt vời so với thị trường. Các cổ phiếu chứng khoán liên tục lập đỉnh và nhiều khả năng sẽ có xu hướng thiết lập những vùng giá mới nữa khi báo cáo kết quả kinh doanh quý 1/2021 rất tốt. Dầu khí dưới góc nhìn của chúng tôi sẽ tiếp tục tích lũy trong tuần tới sau giai đoạn tăng nóng và giá dầu rơi. Ngân hàng thì được dự báo sẽ kéo VNINDEX vượt 1200, như vậy chuyện tăng giá là vẫn còn. Mặc dù vậy về mặt định giá cũng như câu chuyện hỗ trợ của các nhóm này không còn nhiều ( ngoại trừ chứng khoán ), phần còn lại đang tiến gần hơn về mức định giá của giới phân tích. Vì vậy ngoài tiếp tục mua những cổ phiếu này, chúng tôi bắt đầu tìm kiếm các cổ phiếu khác để mở rộng watchlist khi thị trường có sự thay đổi nhóm dẫn dắt. Câu chuyện ngày hôm nay WinTrades muốn gửi tới đó là sự “hồi phục” của nhóm cổ phiếu chu kỳ Đây là một vài cái tên chúng tôi ưa thích trong nhóm ngành này. Rõ ràng nhóm cổ phiếu này vẫn chưa tăng giá quá mạnh so với index. Có lẽ việc nền lợi nhuận thấp và câu chuyện kém hấp dẫn khiến nhóm này chưa tăng giá. Tuy nhiên khi bước vào chu kỳ hồi phục thì chưa chắc sóng ai đã to hơn đâu nhé các bác. Dự báo hồi phục trong kết quả kinh doanh HÀNG KHÔNG: Phục hồi từ thị trường nội địa, thực sự bùng nổ chuyến bay quốc tế từ cuối năm 2021 trở. Liên tục được hưởng các chính sách hỗ trợ. Định giá hấp dẫn so với các cổ phiếu Hàng không trên thế giới. XUẤT KHẨU: Năm 2021, dự báo doanh thu và lãi ròng VCS ước đạt 6.310 tỷ và 1.568 tỷ đồng, lần lượt tăng 13,4% và 15,8% so với cùng kỳ: 1) sản lượngkỳ vọng tăng 12,1%; 2) biên lợi nhuận cải thiện lên mức 34,2% từ mức 33,7%; 3) chi phí tài chính giảm 10%, ở mức 85 tỷ đồng; 4) thuế thu nhập ởmức 303 tỷ đồng, tăng 28,3% do ưu đãi thuế chỉ còn giảm 50% ở Phenikaa Huế. ( VCS là doanh nghiệp xuất khẩu với thị trường Bắc Mỹ. Úc và Châu Âu). Mảng gỗ của PTB tiếp tục được đánh giá là mảng đem lại lợi nhuận lớn với việc xuất khẩu gỗ tiếp tục tích cực.Trong báo cáo Thông tin thị trường nông sản tháng 1/2021 của Bộ NN&PTNT, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ vẫn là một trong những lĩnh vực thành công nhất.Cụ thể, giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ tháng 1 năm 2021 đạt trên 1,25 tỷ USD, tăng 48,4% so với cùng kỳ năm 2020. Với PTB, kim ngạch xuất khẩu giữ mức tăng 34,56% ở thị trường Mỹ, 3,84% ở thị trường Trung Quốc,… ( theo báo cáo 11 tháng đầu năm của VDSC). Dự báo mảng gỗ sẽ tiếp tục gia tăng khi doanh nghiệp có chứng chỉ chứng minh nguồn gốc sản phẩm làm gia tăng sự cạnh tranh tại các thị trường khó tính MỸ,EU. 2. Sự hồi phục trong sức mạnh giá Biểu đồ RS đánh giá diễn biến sức mạnh cổ phiếu ( RS rating) của nhóm cổ phiếu này đang cho thấy sự tích cực nhất định. Trường hợp đặc biệt nhất là HVN,PTB,VCS. Hầu hết là những diễn biến RS đi lên và xu hướng tiến tới hoặc đỉnh ngắn hạn. Nó cho thấy dòng tiền đang nhìn nhận tích cực hơn. Chúng tôi sẽ đưa các cổ phiếu này vào danh mục watchlist, NĐT có thể sử dụng phần tính năng “ Tài khoản” để theo dõi các cổ phiếu mình yêu thích cũng như theo dõi sức khỏe của các cổ phiếu này. NDT có thể tham gia cộng đồng tại

Ứng dụng WinTrades có sẵn cho mọi nền tảng. Hãy tải ngay bây giờ!

Để hỗ trợ nhà đầu tư tốt nhất, chúng tôi cung cấp ứng dụng đa nền tảng, thiết kế thân thiện cho nhà đầu tư dễ dàng sử dụng, và nhận thông báo kịp thời để ra quyết định.