CỔ PHIẾU NỔI BẬT NGÀY 18/08 - IDC,TCB

CỔ PHIẾU NỔI BẬT NGÀY 18/08 - IDC,TCB

Tổng công ty IDICO - Công ty Cổ phần (HNX: IDC)

Mô hình hoạt động và định hướng phát triển mới sau tái cấu trúc

Trong DHCD 2021, IDC trình DHCD kế hoạch tái cấu trúc với định hướng sắp xếp các công ty, xác định lĩnh vực kinh doanh trọng điểm là KCN, khu đô thị và dịch vụ hỗ trợ KCN, năng lượng và xây lắp. Trong đó, đầu tư hạ tầng khu công nghiệp là mảng kinh doanh chủ đạo của IDC. Các khu công nghiệp lớn mà IDC đang triển khai có thể kể đến Phú Mỹ 2, Phú Mỹ 2 mở rộng, Hữu Thạnh, Cầu Nghìn, Quế Võ...với tổng diện tích thương phẩm 794ha.

Khu công nghiệp nhiều tiềm năng với quỹ đất lớn, vị trí thuận lợi

Với việc xác định bất động sản KCN là mảng kinh doanh chính đầu tiên, ban điều hành IDC cho thấy tiềm năng trong dài hạn của KCN là rất lớn. Tổng quỹ đất sạch thương phẩm có thể kinh doanh ước tính khoảng 794ha. Căn cứ trên quỹ đất thương phẩm hiện tại, chúng tôi ước tính giá trị doanh thu quỹ đất là khoảng 21.000 tỷ. Thời gian khai thác hết quỹ đất này trong 2021-2025, tương đương trung bình 160ha/năm.

Năng lượng, thu phí BOT mang lại lợi nhuận gộp ổn định 500 tỷ mỗi năm

Các hoạt động này đi vào hoạt động ổn định trong thời gian qua. Mặc dù, các mảng ít có tiềm năng gia tăng trong tương lai. Tuy nhiên, bù lại, nhu cầu bổ sung vốn cho các hoạt động này hầu như ở mức thấp nên dòng tiền thu ròng, đảm bảo cho chi phí lãi vay, quản lý chung. Năm 2020, lợi nhuận gộp ghi nhận từ các hoạt động này là 542 tỷ đồng.

Diễn biến giá

Vị thế của IDC đang giao dịch trong một xu hướng tăng giá trong trung và dài hạn khá chắc chắn khi nằm trên các đường trung bình ngày quan trọng. Hiện tại IDC đang giao dịch khá tích cực sau khi bứt phá vùng kháng cự 36 thanh khoản đột biến so với mức bình quân 20 phiên

Phiên gần nhất IDC có sự sụt giảm nhất định về giá nhưng thanh khoản thấp hơn hẳn so với mức bình quân. Rõ ràng đây là những tín hiệu cho đợt tích lũy và yếu tố chốt lời diễn ra không quá mạnh

IDC thuôc nhóm sức mạnh KHÁ trên thị trường với sức mạnh này đang có xu hướng hồi phục đi lên. Giữa biến động tương đối mạnh trong nhóm BĐS, rõ ràng việc IDC hay các cổ phiếu phân khúc khu Công nghiệp hiện lên vị thế tương đối vững chãi và tích cực so với các phân khúc khác.

Chúng tôi sẽ có kế hoạch chốt lời ngắn hạn cổ phiếu này và tìm kiếm điểm vào lại tại vùng giá 36. Nhà đầu tư nên đưa cổ phiếu này vào danh mục theo dõi trong thời gian tới nếu có sự điều chỉnh đây là cơ hội tốt để có thể giải ngân cổ phiếu này.

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (HOSE: TCB)

KQKD hợp nhất 6T/2021 với LN trước dự phòng và LNST sau lợi ích CĐTS đạt lần lượt là 13 nghìn tỷ đồng (+63,4% YoY) và 9,1 nghìn tỷ đồng (+72,7% YoY). Lợi nhuận tăng mạnh được hỗ trợ bởi (1) mức tăng 56,0% và 53,9% YoY trong thu nhập từ lãi (NII) và thu nhập từ phí (NFI) (bao gồm kinh doanh ngoại hối), (2) mức tăng 47,2% YoY trong lợi nhuận từ chứng khoán đầu tư và (3) thu nhập ròng khác tăng 46,9% YoY.

NIM đạt mức cao kỷ lục trong 6 tháng đầu năm 2021. TCB báo cáo NIM 6 tháng đầu năm 2021 tăng 130 điểm cơ bản YoY đạt 5,81% nhờ (1) lợi suất tài sản sinh lãi (IEA yield) tăng 16 điểm cơ bản YoY, (2) chi phí huy động (COF) giảm 131 điểm cơ bản YoY và (3) tăng trưởng cho vay 6 tháng đầu năm 2021 cao ở mức 13,0% vượt xa tăng trưởng tiền gửi 4,3% (tăng trưởng so với cuối năm 2020).

NOII tiếp tục đạt mức tăng trưởng ấn tượng trong 6T/2021: 53,9% YoY nhờ (1) NFI thuần tăng 40,9% YoY cùng với (2) lãi 166 tỷ đồng từ giao dịch ngoại hối so với khoản lỗ 59 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2020. Về riêng NFI thuần, phí thuần từ dịch vụ ngân hàng (bao gồm dịch vụ thương mại, quản lý tiền mặt và các khoản mục liên quan đến bán lẻ như thẻ tín dụng) tăng 70% YoY (đóng góp 38% vào NFI).

Các chỉ số chất lượng tín dụng được cải thiện trong quý 2/2021. Tỷ lệ nợ xấu quý 2/2021 là 0,36% (-3 điểm cơ bản QoQ và -55 điểm cơ bản YoY). Các khoản nợ nhóm 2/tổng cho vay giảm 33 điểm cơ bản YoY đạt 0,68% trong quý 2/2021. Lãi dự thu trong quý 2/2021 trên IEA giảm xuống còn 1,23% (-9 điểm cơ bản QoQ và -30 điểm cơ bản YoY). Tỷ lệ LLR quý 2/2021 tăng lên 259% (+40 điểm % QoQ và +150 điểm % YoY). TCB ghi nhận 425 tỷ đồng nợ xử lý bằng dự phòng trong nửa đầu năm 2021, tương ứng với tỷ lệ xử lý nợ gộp trên tổng dư nợ là 0,14% so với 0,75% trong cùng kỳ năm 2020.

Diễn biến giá

Vị thế của TCB đang giao dịch trong một xu hướng tăng giá trong trung và dài hạn khá chắc chắn khi nằm trên các đường trung bình ngày quan trọng. 

Phiên ngày 17/08 cổ phiếu có xu hướng sụt giảm về giá vả cả thanh khoản. Rõ ràng sau khi bưt phá vùng tích lũy nền trước đó TCB đang cho thấy cơ hội để tham gia với những NĐT chưa tham gia được.

Hiệu suất của TCB đạt 82/99 cho thấy cổ phiếu thuộc nhóm 20% cổ phiếu dẫn đầu. Tín hiệu RS rating đang có xu hướng tích lũy và hồi phục trở lại.