Kịch bản thị trường tuần 15-19/11, nhìn nhận về một số cổ phiếu ngân hàng

Kịch bản thị trường tuần 15-19/11, nhìn nhận về một số cổ phiếu ngân hàng

 Về diễn biến thị trường tuần vừa qua?

Vnindex tăng tổng công 1.16% và thiết lập đỉnh lịch sử mới 1473 điểm.

Dòng tiền vẫn duy trì ở mức cao so với ngưỡng bình quân vào khoảng 5.080 tỷ cổ phiếu tăng 47.5% so với bình quân 20 tuần. Điều này không mấy tích cực bởi cả 2 tuần thanh khoản tăng mạnh đều là 2 tuần thị trường có gia tốc tăng giá thấp nó cho thấy áp lực chốt lời vẫn đang quá lớn và thị trường đang cần một nguồn lực lớn hơn nhưng kết quả lại thấp.

 

                                                                              Biểu đồ 1

Điều gì đang diễn ra

Tội đồ chính là nhóm VN30 với lực bán như phá mả  của khối ngoại. Trong 2 tuần giao dịch gần đây khối này gần như đứng im với mức biến động tuần không đáng kể trong khi nguồn lực bỏ ra là lớn nhất trong 2 tháng trở lại đây.

                                                                          Biểu đồ 2

Có vẻ ngấy khối ngoại và giao dịch lượng cổ phiếu lớn, dòng tiền quay trở lại với nhóm midcap,penny. Trong đó có các cái tên sáng giá: Bất động sản, chứng khoán, xây dựng và vật liệu. Hiệu suất nhóm ngân hàng đang đi xuống bởi đang còn gặp khó khăn ở giai đoạn “đầu sóng”, cơ hội còn khá phân hóa.

Có lẽ sở thích của NĐT hiện tại được gói gọn trong chủ đề “nhóm cổ phiếu kỳ vọng hưởng lợi từ các gói kích cầu, lợi nhuận thụt lùi và thậm chí lỗ” – Giải ngân theo TA đẹp bất chấp FA có quá nhiều lỗ hổng.

Nhìn 1 cách khách quan, thị trường đã phát đi tín hiệu suy yếu khi hàng loạt các cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt lại mang lại hiệu suất tăng giá vượt trội. Và nếu xuất hiện thêm những tín hiệu “phân phối” của nhóm cổ phiếu dẫn dắt của ngành thì đó lại là dấu hiệu “to đùng” cho 1 sự sụt giảm sâu.

Vậy chúng ta đang chờ kỳ vọng gì vào 1-2 tuần tới?

Đó là sự thay đổi trong diễn biến dòng tiền, các cổ phiếu LEAD (ngân hàng, nhóm VN30, các cổ phiếu tăng trưởng có FA tốt…) sẽ có hiệu suất tốt hơn và tốt hơn nữa là ngoại không còn tiếp tục xả bom trên thị trường. Ngược lại, tín hiệu xấu khi nhóm VN30 tiếp tục xuất hiện thêm 1 -2 phiên phân phối nữa – đó là tín hiệu cho thấy chúng ta cần phải xử lý các trạng thái có vấn đề trong tài khoản.

Mục tiêu của thị trường: 1483 – 1540 điểm.

Điểm mặt lại 1 số trạng thái về dòng BANK:

Nhìn nhận qua về dòng, trong biểu đồ số 2 ta có thể thấy hiệu suất của ngành đang có xu hướng đi xuống bất chấp rất nhiều nhóm ngành khác trong nhóm midcap đang hừng hực khí thế vượt đỉnh. Có lẽ đây là nhóm ngành duy nhất được kỳ vọng hưởng lợi từ việc “bơm tiền” của chính phủ có hiệu suất giảm trong đợt này mặc dù gia tốc tăng giá của dòng trong đoạn trước đó không vượt trội. Và tội đồ là cái tên “nợ xấu”.

Cơ hội đầu tư vào ngành có lẽ khá phân hóa, sau đợt tăng vốn mạnh của nhóm này trong năm nay, nhà đầu tư có vẻ vẫn còn “no” với cổ phiếu ngân hàng, lượng cổ phiếu lưu hành khá lớn khiến cho nguồn lực để đẩy giá nhóm này quá “khổng lồ” trong khi margin vẫn đang căng cứng.

Trong diễn biến giá của nhóm này, qua quan sát kỹ chúng tôi nhận thấy, ngoài tổng thể sụt giảm, trong ngắn hạn chúng tôi vẫn nhìn thấy một số “điểm sáng” trong diễn biến giá chung của nhóm. Khi quan sát trên biểu đồ tuần, hầu hết đang có xu hướng giao dịch ngay sát đường trung bình giá 20 tuần (SMA20) với các trạng thái “kiểm định”. Nhìn một cách khách quan, nhóm này trong giai đoạn vừa qua vẫn có những giao dịch mang tính tích cực và có xu hướng “hình thành các base” tích lũy khi giá đang trong giai đoạn tạo base bên phải của các mẫu hình (thường là cup), chúng tôi vẫn lạc quan về diễn biến giao dịch của nhóm và diễn biến về giá vẫn đang phát ra tín hiệu về nhịp hồi phục sẽ còn tiếp diễn. Tuy vậy, việc gia tốc tăng giá của nhóm này đang khá thấp, cơ hội phân hóa nên NĐT không nên kỳ vọng rằng sẽ có một sóng tăng với gia tốc lớn hơn của nhóm trong giai đoạn này. Trước mắt nhóm bank vẫn đang nỗ lực để hoàn thành base phải, và nếu NĐT có sở thích đu sóng, thích ngập mồm thì ngân hàng không phải là sự lựa chọn tốt trong giai đoạn này.

Cùng nhìn lại một số vị thế ngân hàng mà nhóm đang khuyến nghị:

  1. STB

 

Tuần vừa qua có thể nói là tuần giao dịch khá tích cực của STB:

Giá đóng cửa phía trên mức giá trung bình 20 tuần và nằm ở phía trên 50% so với giá thấp nhất và cao nhất tuần. Và duy trì đà tăng trong 4 tuần liên tiếp.

Giá thoát khỏi 2 đường trendline giảm giá kéo dài suốt từ tháng 06 cho đến nay.

Thanh khoản cổ phiếu gia tăng liên tiếp trong 4 tuần giao dịch trở lại đây.

Đường RS tuần đang có xu hướng tạo đáy.

Mục tiêu: 31 – 33.

  1. TCB

TCB đang có diễn biến giá theo một kênh xu hướng hướng lên. Đặc điểm giá của kênh này là diễn biến giá sẽ liên tục đảo quanh các vùng kháng cự, hỗ trợ nhưng giá sẽ có xu hướng thiết lập các điểm hỗ trợ mới cao hơn. Giao dịch này mặc dù bền nhưng sẽ gây cảm giác khá khó chịu cho NĐT bởi gia tốc tăng giá thấp.

Tuần giao dịch vừa rồi mặc dù cổ phiếu tạo nến tuần là 1 nến “support”, tuy nhiên nếu quan sát diễn biến giao dịch trong tuần rõ ràng cho thấy nến hỗ trợ chỉ được tạo bằng 1 lực đẩy mạnh trong 30 phút của phiên giao dịch ngày cuối cùng của tuần. Đường sức mạnh giá RS lại có xu hướng đi xuống cũng phát ra tín hiệu không mấy tích cực cho cổ phiếu. Và chúng ta vẫn cần kiểm định diễn biến giá của TCB thêm 1-2 phiên nữa trước khi có thể khẳng định tính chắc chắn về xu hướng tăng giá của cổ phiếu trong thời gian tới.

=>TCB là cổ có nền tảng cơ bản tốt nhất nhóm ngân hàng, tuy nhiên diễn biến giá của TCB chưa bao giờ là mảnh đất tốt cho các trading thích breakout giao dịch. Nó phù hợp với việc mua pullback buy and hold theo chu kỳ tính bằng nhiều tuần hơn là việc cố gắng đi tìm những khoản lợi nhuận nhỏ của cổ phiếu. Thực tế cho thấy, diễn biến giá này của TCB không chỉ kéo dài trong những tuần gần đây mà đã bắt đầu từ suốt năm 2020 cho đến nay. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, chiến lược giao dịch “hợp lý” cho TCB chủ yếu là các chiến lược mua pullback cho cả 2 vị thế buy and hold và trading ngắn.

Mục tiêu: 55 – 58 – 64 – 71

  1. HDB

HDB có lẽ là ngân hàng có diễn biến giao dịch tích cực nhất trong nhóm cổ phiếu ngân hàng chúng tôi nắm giữ cho đến thời điểm hiện tại. Câu chuyện của nhóm đến từ kỳ vọng về chuyển đổi số khi HDB mới nhận danh hiệu “ngân hàng số tốt nhất Việt Nam năm 2021” do tạp chí Asianmoney trao tặng. Trong giai đoạn 2021 - 2025, HDBank sẽ mở rộng quy mô gia tăng số lượng người dùng số, tăng mức độ thâm nhập số và hướng đến gia tăng tỉ lệ giao dịch số lên mức 90% trong năm 2025 và thực hiện thành công mục tiêu trở thành “Happy Digital Bank”.

Về diễn biến giá, có thể dễ dàng nhận thấy, 2 tuần thanh khoản tốt nhất của HDB đều là 2 tuần có gia tốc tăng giá lớn, giá đóng cửa luôn ở vùng giá cao nhất phiên, và đặc biệt là khối ngoại đang quay trở lại mua dòng mạnh cổ phiếu này.

Đường RS của HDB cũng có xu hướng hồi phục rõ ràng nhất trong nhóm ngân hàng khi là tuần phục hồi thứ 2 liên tiếp của HDB.

Trend tăng giá của HDB cũng đang có diễn biến rõ ràng hơn, khi các đường SMA ngắn đang mở rộng gia tốc tăng mạnh hơn các đường SMA dài.

Trong ngắn hạn khả năng HDB sẽ cần kiểm định lại 2 vùng đỉnh base quan trọng là ngưỡng 29.2 – 30.3. Nếu thành công hoàn thành được base cup này có thể mở rộng mục tiêu lên vùng 32-34.

 

  1. ACB

 Trường hợp ACB có diễn biến khá tương đồng với TCB. Do room ngoại đã full nên không được hưởng lợi từ việc ngoại mua dòng nhóm cổ phiếu ngân hàng. Giá vẫn đang trong giai đoạn đầu của việc hình thành base bên phải của chỉ số. Cổ phiếu vẫn đang nỗ lực tạo các support ở các đường trung bình sma10,sma20 tuy nhiên lực đẩy còn khá yếu.

RS hướng xuống và chưa cải thiện.

Mục tiêu: 36.8 -38 – 41

  1. BID

Sau 2 tuần có gia tốc tăng giá vượt trội hơn so với nhóm, thì tuần giao dịch gần đây nhất cổ phiếu đang tạm “thở” lấy hơi khi đóng cửa tuần giảm nhẹ 0.92% nhưng vẫn kịp tạo nến support vào phiên cuối cùng của tuần.

Điểm tốt của BID là đang duy trì được giá phía trên SMA20 và có khoảng 2-3 tháng tạo đáy trước đó. Đường RS của cổ phiếu đang có xu hướng hướng lên.

Tuy nhiên nếu mở rộng khung thời gian, rất khó có khả năng BID sẽ có 1 cú bứt phá mạnh trong thời gian tới mà có xu hướng sẽ phải kiểm định lại biên trên của vùng kháng cự 49.6 – 50.6.