Ngành Điện và cổ phiếu Điện

Ngành Điện và cổ phiếu Điện

Nhu cầu Điện tăng cao

Tiêu thụ điện dự kiến sẽ tăng mạnh sau hai năm đạt kết quả khiêm tốn 2020- 21 khi nền kinh tế Việt Nam quay trở lại đà tăng trưởng mạnh. Miền Bắc được dự báo có nguy cơ thiếu điện do phụ tải điện cao trong mùa nắng nóng, cùng với sự thiếu hụt nguồn cung than cho hơn 3.000MW các nhà máy nhiệt điện trong thời gian gần đây. Theo kịch bản cơ sở, dự thảo Quy hoạch điện (QHĐ8) ước tính tốc độ tăng trưởng kép tiêu thụ điện đạt 8,9% trong giai đoạn 2021- 30 (9,5% cho kịch bản phụ tải cao), và chúng tôi tin rằng đây là động lực để ngành điện tiếp tục tăng trưởng cùng với kỳ vọng kinh tế Việt Nam phục hồi nhanh trong những năm tới.

Định hướng mới trong thành phần cấu thành nguồn điện cung cấp

Cùng với một thực tế là nhu cầu tiêu thụ điện dự kiến sẽ tăng mạnh trong những năm tới, việc phát triển một hệ thống điện phù hợp để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng là rất quan trọng. Hiện tại, do 1) thủy điện đã dần cạn kiệt tiềm năng khai thác (hiện đạt 91% tổng tiềm năng và chỉ còn dư địa cho thủy điện nhỏ (<30MW) phát triển); 2) điện than phải đối mặt với những khó khăn tài chính đầy thách thức do tác động tiêu cực đến môi trường, trong khi một số nhà đầu tư đã rút lui khỏi nguồn năng lượng này do cam kết toàn cầu về cắtgiảm khí thải tại hội nghị COP26 gần đây. Do đó, năng lượng tái tạo (NLTT) nhận được sự quan tâm rất lớn do tính chất sạch và tiềm năng tăng trưởng công suất lớn của nước ta.

Điện khí

Bên cạnh điện NLTT, dự thảo QHĐ 8 bản mới nhất tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của điện khí trong quá trình phát triển nguồn điện của Việt Nam giai đoạn 2020-45. Với việc các mỏ khí nội địa đang dần cạn kiệt, trong khi khí LNG sẽ có xu hướng giảm trong dài hạn, đây sẽ là một cơ hội tốt để Việt Nam tập trung phát triển nguồn điện khí nhập khẩu LNG – nguồn năng lượng mang tính ổn định cao. Tổng công suất điện khí sẽ tăng từ 7.185MW lên 14.386MW từ nay đến 2025 và sẽ chuyển dần sang công nghệ tua bin khí hỗi hợp sử dụng LNG/Hydrogen mớ. Tổng quan, tổng công suất điện khí sẽ ghi nhận mức tăng trưởng kép 10,6% và đạt 73.630MW trong 2045.

Một số luận điểm kỳ vọng điện khí sẽ có sự cải thiện

Giá dầu Brent ổn định lại ở mức 95-85 USD/thùng trong năm 2022-23, giải tỏa áp lực tiếp tục tăng cho giá khí.

Sản lượng tiêu thụ điện được dự báo sẽ tăng mạnh đặc biệt là trong mùa hè sắp tới, và tốc độ tăng trưởng kỳ vọng sẽ đạt mức kế hoạch 8,9% sau 2 năm ghi nhận tăng trưởng thấp. Bên cạnh đó, những dự báo về rủi ro thiếu điện sẽ là lý do cộng hưởng để kỳ vọng về một mức huy động cao hơn cho các nhà máy điện.

Trong dài hạn hơn, chúng tôi kỳ vọng giá khí sẽ quay trở lại vùng giá hợp lý khi nguồn cung phục hồi và tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng được cải thiện. Chúng tôi vẫn tin rằng điện khí đóng vai trò quan trọng trong mục tiêu và định hướng phát triển nguồn điện của Việt Nam, và cụ thể điện khí LNG sẽ ghi nhận xu hướng đi đầu, với Nhơn Trạch 3&4 sẽ là nhà tiên phong – dự án điện khí LNG đầu tiên tại Việt Nam. Nhờ tính ổn định và phát thải thấp hơn điện than, chúng tôi tin rằng điện khí LNG sẽ dần được ưu tiên huy động với một mức sản lượng tích cực, và các nhà đầu tư điện khí sẽ được hưởng lợi trong dài hạn. Theo quan điểm của chúng tôi, POW là một doanh nghiệp niêm yết trên sàn được hưởng lợi trực tiếp từ xu hướng phát triển điện khí LNG với hai nhà máy đang trong quá trình xây dựng và dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ 2024-25.

Báo cáo POW:

Doanh thu tăng nhưng việc chi phí đội lên cao khiến LNG của POW trong quý 3 bị sụt giảm đạt 702 tỷ ( giảm 16.6% svck). Ngoài ra việc trích lập 200 tỷ cho khoản phải thu ngắn hạn khiến cho LNTT của POW cũng giảm đi 67%. Nhìn chung báo cáo KQKD của POW quý 3 khá tiêu cực.

Về mặt rủi ro của POW gồm có:

  • Rủi ro về giá khí neo ở mức cao và có thể ảnh hưởng tới KQKD của POW ít nhất cho tới năm 2023
  • Rủi ro về lãi suất và tỷ giá. doanh nghiệp dự kiến vay khoảng 900 triệu USD cho Nhơn Trạch 3&4, nguồn còn lại đến từ vốn chủ (75% vốn vay/ 25% vốn chủ).

Kỳ vọng của POW có lẽ sẽ ở dài hạn khi mảng điện Khí sẽ đóng góp nhiều hơn trong tổng sản lượng điện quốc gia trong quá trình thay đổi sắp tới.

Lưu ý: Pow sẽ hợp hơn với NĐT đầu tư dài hạn, lướt sóng trên danh mục có sẵn. Chưa có những động thái để có thể bùng nổ sắp tới khi doanh nghiệp đang gặp khó khăn về cp đầu vào và mới bắt đầu quá trình đầu tư cho giai đoạn mới.

( Còn tiếp)